Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nỗ lực đưa “văn hóa” vào nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian này, hc sinh khi 10, 11 Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1, TP.HCM) có cơ hi đưc tri nghim nhiu hot đng văn hóa b ích thông qua chuyên đ Dy văn hóa trong nhà trưng. Theo đó, trong khong 3 tun hè, hc sinh s đưc hc 12 tiết văn hóa 6 ch đ khác nhau t giao tiếp, ng x, trang phc, m thc… xoay quanh văn hóa truyn thng và văn hóa hin đi.


Hc sinh tìm hiu v văn hóa áo dài Vit Nam qua các thi k

Đây được xem là bước khởi đầu để nhà trường từng bước đưa hoạt động giáo dục văn hóa trở thành nội dung xuyên suốt trong năm học tới, nhằm tăng cường bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam cho học sinh, hướng tới giáo dục toàn diện.

Đy thú v, mi m

Sáng thứ bảy của kỳ nghỉ, lớp 10A5 bước vào tiết học văn hóa thứ hai – văn hóa trang phục. Tiết học diễn ra khá thú vị, thông qua hình thức thảo luận nhóm, các trò chơi, học sinh được tìm hiểu về trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới. Phần độc đáo nhất trong tiết học là trải nghiệm quấn mấn (khăn đóng), mang đến nhiều thích thú cho học sinh. “Lần đầu tiên được tự tay quấn mấn, cảm thấy rất… lạ, tưởng đơn giản nhưng lại không phải dễ dàng. Khó nhất là làm sao để mấn xếp lên đầu theo nếp mà không bị tụt”, Trần Phạm Hồng Phúc (lớp 10A5) bày tỏ.

Không chỉ ấn tượng với trải nghiệm quấn mấn, với Phúc tiết học văn hóa còn mang đến nhiều kiến thức thú vị mà các tiết học thường ngày không có được. Thậm chí, từ tiết học văn hóa, bước ra ngoài đời sống sẽ giúp cách hành xử của mỗi người có “văn hóa” hơn. “Ngoài kiến thức về toán, lý, hóa…, những kiến thức văn hóa xung quanh giúp chúng em cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử. Khi đưa các kiến thức văn hóa vào giảng dạy cũng như một cách thay đổi giúp việc học trở nên nhẹ nhàng hơn”.

Tương tự, lớp 10A12 lại được trải nghiệm về văn hóa ẩm thực. Với lối dạy trực quan, học sinh được “sờ”, được “nếm thử”, được “cảm nhận” về món ăn, các loại rau xanh trong suốt tiết học, từ đó hiểu hơn về văn hóa ẩm thực truyền thống và hiện đại của người Việt cũng như một số nước trên thế giới. Trong khi đó, Ứng xử với môi trường lại là nội dung trong chuyên đề văn hóa mà lớp 10A10 trải nghiệm. Vẫn được làm việc theo nhóm, thảo luận về các đề tài nhưng điều độc đáo trong tiết học là học sinh được thực hiện những bài khảo sát về môi trường trên điện thoại, tạo ra những hiệu ứng đầy mới mẻ. “Ứng xử với môi trường từ trước giờ chúng em chỉ nghĩ đơn giản là hành động của bản thân mình, nhưng không nghĩ rằng đó cũng là văn hóa – cần phải thay đổi để bảo vệ môi trường. Qua tiết học, bằng sự mới mẻ, kiến thức không nhàm chán mà ngược lại rất thú vị, từ đó sẽ dễ dàng thay đổi hành vi của mỗi học sinh”, một học sinh bày tỏ.

Mnh dn đi mi

Trường THPT Bùi Thị Xuân không phải là đơn vị tiên phong tại TP.HCM đưa giáo dục văn hóa vào trường phổ thông song lại là đơn vị đầu tiên mạnh dạn xây dựng đội ngũ giáo viên cơ sở đứng lớp trong các tiết dạy văn hóa. 20 giáo viên ở nhiều bộ môn từ giáo dục kỹ năng sống đến văn, sử, địa, GDCD, tiếng Anh thậm chí là hóa, sinh đã được chọn lọc, bồi dưỡng… ròng rã suốt một năm trời, trước khi bắt tay vào giảng dạy.

“Các giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là người trực tiếp tập huấn, đào tạo kiến thức chuyên môn về văn hóa cho giáo viên nhà trường. Các tiết dạy mẫu về các chuyên đề văn hóa cũng được các giảng viên xây dựng, để giáo viên dự giờ, tham khảo, hình dung, trước khi thầy cô tham gia đứng lớp. Các thầy cô được lựa chọn giảng dạy đều là những giáo viên trẻ, có năng khiếu trong tổ chức các hoạt động, thu hút học sinh”, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Việc đưa chính đội ngũ vào giảng dạy chuyên đề văn hóa, theo cô Dung ban đầu cũng gặp những khó khăn như thầy cô còn e ngại bởi sự mới mẻ. Tuy nhiên, sau thời gian tập huấn, giáo viên đã rất hứng thú. “Chính giáo viên là người hiểu học sinh nhất nên thầy cô sẽ có những cách riêng để tiếp cận từng đối tượng học sinh mình, biết được rằng nên thiết kế tiết học như thế nào để thu hút các em một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi đứng lớp ở một góc độ kiến thức mới, thầy cô cũng sẽ được lợi khi tạo ra thêm sự gắn kết với học sinh, củng cố thêm lòng yêu nghề từ tình yêu quê hương, đất nước”.

Thầy Lê Bá Hoàng Phát (giáo viên địa) – một trong những giáo viên phụ trách đảm nhiệm giảng dạy chuyên đề văn hóa cho hay, ban đầu khi tiếp cận với chương trình văn hóa, bản thân khá e dè bởi đây là vấn đề rất mới, để truyền đạt một cách sinh động, hiệu quả đến học sinh thì ngay giáo viên phải có kiến thức chuyên sâu, giáo án hấp dẫn. “Với các chuyên đề văn hóa như văn hóa ứng xử, ẩm thực, môi trường… thì mình chọn dạy văn hóa môi trường vì khá gần gũi với chuyên môn. Song, vì gần gũi nên tiết dạy càng phải khác biệt với tiết địa lý, vừa trau dồi cho học sinh tình yêu thiên nhiên, cách ứng xử với môi trường một cách thiết thực, không hô hào. Bằng các bài trắc nghiệm nhanh trên điện thoại, học sinh được vừa chơi vừa học, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ những giải pháp bảo vệ môi trường có thể thực hiện ngay sau tiết học…”.

Trong năm học tới, chuyên đề Văn hóa sẽ được Trường THPT Bùi Thị Xuân đưa vào giảng dạy trong tiết buổi 2, khoảng 2 tiết/tuần, trong khoảng 10 tuần. Vẫn xoay quanh văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại nhưng các chủ đề văn hóa sẽ đa dạng và chuyên sâu hơn.

Bài, ảnh: Đ Yến Hoa

Bình luận (0)