Các huyện Na Hang (Tuyên Quang), Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) và Năm Căn (Cà Mau) đang thực hiện thí điểm dịch vụ giáo dục hòa nhập mẫu.
(Ảnh minh họa: Chí Thông)
|
Đặt mục tiêu, cần bắt đầu một phương pháp mới cho giáo dục hòa nhập ở Việt Nam vì hiện nay có rất ít trẻ khuyết tật, trẻ có khó khăn về học và các trẻ em có nhiều khó khăn khác được tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng.
Giáo dục hòa nhập có hiệu quả phải có dịch vụ. Dịch vụ đầu tiên là hoạt động của giáo viên hỗ trợ (xây dựng các tài liệu, sổ tay hướng dẫn, nhật ký hỗ trợ). Những giáo viên này sẽ xuống các trường, điểm trường để hỗ trợ giáo viên dạy hòa nhập thông qua kỹ năng dạy học, sử dụng phương tiện đồ dùng dạy hòa nhập.
Chương trình được Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn triển khai từ tháng 10/2008. Chương trình này sẽ tập trung vào đối tượng trẻ thiệt thòi. Giáo viên sẽ phải thu thập dữ liệu, lập hồ sơ trẻ thiệt thòi. Nếu như trước đây chúng ta chỉ thống kê trẻ thì giờ đây còn phải biết nhu cầu của trẻ để xây dựng phương án hỗ trợ.
Hiện nay, trong 3 huyện trên mỗi huyện có khoảng hơn 200 HS học hòa nhập bao gồm trẻ khó khăn về học, chậm tiếp thu, trẻ khuyết tật…, trường ít cũng hơn chục HS.
Chương trình cũng nêu rõ, giáo viên phải dành 25 tiết ngoài giờ cho hoạt động dịch vụ này (gặp phụ huynh, giáo viên tư vấn hoặc xuống trực tiếp giờ học…) và được trợ cấp 500.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, dự án cũng đang xây dựng để có một văn bản pháp quy, có kinh phí thực hiện Chương trình này khi dự án kết thúc.
Thu Anh (Vietnamnet)
Bình luận (0)