Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường chuyên thời 4.0: Thay đổi để thích ứng

Tạp Chí Giáo Dục

“Xây dng mt trưng chuyên không cn phi tn quá nhiu tin. Bi còn ph thuc vào ngưi vn hành, ngun nhân lc. Cách làm này thì vùng sâu, vùng xa cũng làm đưc. Trưng chuyên không phi là nơi “ngn” nhiu tin ngân sách như ngưi ta đn đoán. Thm chí, nhiu nơi, gi có đu tư c trăm t đng chưa chc gì đã xây dng đưc trưng chuyên”.


Mt cu hc sinh trưng chuyên hin là nghiên cu sinh ngành đa lý ti M bày t quan đim ti ta đàm

TS. Trần Nam Dũng (Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM) nhấn mạnh điều này tại tọa đàm “Trường chuyên trong thời 4.0” do Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và phát triển nguồn nhân lực (Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM) tổ chức mới đây, để trả lời câu hỏi trường chuyên mỗi năm được Nhà nước đầu tư bao nhiêu tiền? Tọa đàm cũng bàn đến sự thay đổi của trường chuyên để phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay.

Hc gì trưng chuyên?

Là cựu học sinh trường chuyên và hiện đang là giáo viên giảng dạy bộ môn văn tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM), cô Đoàn Thị Lý cho hay, ở trường chuyên ngoài việc giảng dạy thông thường còn tập trung giảng dạy mũi nhọn thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Song, những năm gần đây để thích ứng với yêu cầu đổi mới, hội nhập, trường chuyên đã có sự chuyển mình rõ rệt, ngoài giảng dạy mũi nhọn còn đào tạo cho học sinh kỹ năng thế kỷ 21. “Học sinh chuyên toán, lý, hóa cũng có năng lực khoa học xã hội rất tốt. Nhà trường có tới 20 CLB có sự hướng dẫn của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh được phát triển những năng lực riêng”, cô Lý cho biết.

Nguyễn Hồng Ân (cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM) khẳng định, điều bạn thu nhận được ở trường chuyên trong 3 năm THPT là những kiến thức “khắc cốt ghi tâm”. “Từ chính áp lực đối diện với những học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đặt ra cho bản thân nỗ lực phải cố gắng hết sức để theo được chương trình cùng các bạn. Phải tự đọc thêm, tự học thêm kiến thức, từ đó phát hiện ra khả năng học tập của mình. Trong môi trường chuyên cũng đòi hỏi thầy cô có nhiều năng lực, từ đó lại học được cách xử lý của thầy cô, tạo động lực để bản thân học tập trở thành một con người đầy năng động”, Hồng Ân chia sẻ. Trong khi đó, Cao Hoàng Đức (cựu học sinh chuyên toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM) cho rằng môi trường chuyên giúp bản thân có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với môn học mình yêu thích, được học tập với nhiều giáo viên giỏi. Ngoài ra, chính khả năng tự học ở môi trường chuyên là điểm mạnh để bản thân không tốn nhiều thời gian hội nhập khi đi du học.

Tương tự, nhiều cựu học sinh trường chuyên cũng khẳng định rằng chính áp lực trong học tập ở trường chuyên là động lực để bản thân cố gắng, phấn đấu. “Điều quan trọng nhất mà trường chuyên làm tốt đó là chấp nhận sự khác biệt của mỗi học sinh. Cạnh tranh cao nhưng lại là động lực giúp học sinh khẳng định mình. Trường chuyên cũng có nhiều sân chơi phát huy tối đa năng lực của người học, nhất là học phí ít”, Nguyễn Thị Minh An (cựu học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM) nói.

Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng học sinh trường chuyên chỉ biết học, Tuấn Kiệt (cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM) cho biết học sinh trường chuyên cũng tinh nghịch, quậy phá như học sinh trường thường, không có chuyện chỉ biết “chúi mũi vào học”. Việc học lệch là điều rất khó bởi môi trường chuyên chỉ “chuyên sâu” hơn ở môn chuyên, còn các môn học khác vẫn được giảng dạy, kiểm tra như bình thường.

Vì sao hc b hc sinh trưng chuyên toàn đim 10?

Lý giải cho câu hỏi này, cô Nguyễn Thị Hoàng Mai (giáo viên Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM) cho biết để dự thi vào trường chuyên, học sinh đã có kiến thức nền tảng cơ bản. Trải qua kỳ thi tuyển, các em mới được theo học tại trường. Vì vậy, điểm số toàn điểm 10 không phải là không có cơ sở, bản thân các em hoàn toàn có đủ năng lực để đạt được điểm số này. Tiếp thu tốt thì điểm số sẽ cao chứ không có chuyện học lệch, bởi bản thân các em đã có nền tảng tốt. Trong khi đó, Tuấn Kiệt cho hay, đề kiểm tra ở trường chuyên được xây dựng theo cấu trúc đề của Bộ GD-ĐT. So với năng lực của học sinh trường chuyên thì đề này được coi là quá dễ, nên việc đạt được toàn điểm 10 là điều hoàn toàn có thể. “Chỉ cần “mặc cái áo trường chuyên” ra ngoài đã được coi là siêu nhân, đó là một áp lực. Như vậy, áp lực đôi khi không phải đến từ chính nhà trường mà từ xã hội, gia đình, bạn bè. Sự kỳ vọng của thầy cô và gia đình đôi khi lớn hơn so với sức của mình. Ở trường chuyên, chỉ cần mình dừng lại hoặc bước chậm thôi là đã bị bỏ lại”, Tuấn Kiệt thẳng thắn bày tỏ.

Thay đi cho phù hp xu thế

Từ thực tế những áp lực mà cựu học sinh trường chuyên chia sẻ, TS. Trần Nam Dũng cho rằng đây chính là điều giúp các trường chuyên phải thay đổi cho phù hợp. Trong thời đại mới, không riêng gì trường chuyên mà bất cứ trường học nào cũng phải chủ động đổi mới phương pháp để thay đổi học sinh, như thiếu cái gì thì bù đắp cái đó, còn cái nào làm tốt rồi thì làm tốt hơn. “Chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng trang bị kỹ năng, tầm nhìn và phẩm chất cho học sinh. Như vậy, ngay bản thân trường chuyên cũng cần phải nhìn nhận lại cách dạy, cách học, cách thi, cách đánh giá. Kiến thức sẽ không phải là nhồi nhét, theo kiểu thầy dạy toán phải làm thơ được thì mới dạy hay”, TS. Dũng nói.

Một khảo sát gần đây về nghề nghiệp được TS. Dũng thực hiện trên 420 cựu học sinh niên khóa từ 1993 đến 2006, đã phát họa bức tranh cơ bản về nghề nghiệp của học sinh trường chuyên như sau: 50% nghề nghiệp liên quan đến toán, khoa học kỹ thuật; 18% là kinh tế; chỉ có 1% là nghệ thuật; pháp luật, an ninh quốc phòng rất ít… “Bức tranh nghề nghiệp này có thể xuất phát từ chính cách tuyển đầu vào như hiện nay, chú trọng nhiều vào kiến thức hàn lâm. Khi tuyển như vậy, người học không có điều kiện để phát triển toàn diện năng khiếu. Còn khi ra trường mà theo ngành năng khiếu thì không phải do đào tạo mà là do chính năng khiếu của học sinh đó”, TS. Dũng phân tích. Từ phân tích này, TS. Dũng cho rằng sẽ phải có thêm nhiều cơ chế tuyển sinh để tuyển những học sinh có tài năng ở một mặt nào đó chứ không nhất thiết phải là giỏi về văn, toán, lý, hóa… “Trong thời 4.0, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ mới là tiền đề để người học thành công. Như vậy, sẽ đến lúc trường chuyên thi tuyển chỉ là hình thức mà là tuyển thẳng thông qua lá đơn. Làm sao mà đọc lá đơn thấy rớt nước mắt thì nhận. Muốn làm được như thế thì phải tạo ra sự tin tưởng”, TS. Dũng nói.

Trước mắt, theo TS. Dũng, nhà trường sẽ thành lập nhiều CLB như bóng bàn, cờ vua, cờ tướng…, để tạo ra môi trường phát triển toàn diện cho học sinh. Để nhìn ra bức tranh rộng hơn là phát triển, tạo nền tảng cho học sinh tự tin bước ra ngoài hơn là so với chuyện thi học sinh giỏi để giành huy chương.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)