Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Teen đang “sống trong sợ hãi”

Tạp Chí Giáo Dục

Với teen, một vấn đề đơn giản như…đang giỡn cũng trở nên phức tạp đến…phát bực, khi thông qua "trí tưởng tượng phong phú" của họ. Vậy nên, chuyện gì họ cũng có thể "sợ.

"Cái gì cũng khiến tớ sợ!"

Cảm giác sợ của bạn biểu hiện như thế nào? Khi được hỏi, khá nhiều bạn đã đưa ra ý kiến khác nhau với nguyên nhân…na ná nhau.

"Bị 0 điểm => sợ, đi ra khỏi nhà quên khóa vòi nước, về nhà thế nào mẹ cũng la => sợ, bị nhỏ bạn nói xấu => sợ, nóng sốt bất thường => càng sợ hơn. Nói chung cái gì cũng làm tớ sợ được. Mỗi lần như vậy, tim đập hơi mạnh, cảm thấy cuộc sống thật chán chường và tớ muốn trốn thoát đâu đó" – L.P (lớp 10 trường B) tâm sự.

"Tớ sợ khi thấy bạn bè ai cũng học hành với công suất tối đa, còn mình thì cũng có cố gắng nhưng chẳng ra gì. Lúc ấy tớ thấy cuộc sống mình thật u tối, đau buồn. Cảm giác sợ không làm tim tớ đập mạnh, không khiến tớ mệt mỏi, nhưng tinh thần tớ thì có vẻ xuống dốc" – Jay (lớp 12 trường N) cho biết.

"Một năm tớ sợ hết…365 ngày rồi! Nè nhá, đầu năm sợ bị ăn zero khi chơi Tết quên nhiệm vụ, gần hè thì sợ thi, thi xong nghỉ hè thì sợ…học thêm, vô năm học mới thì sợ…không hiểu bài, sợ thầy cô nghiêm khắc, sợ gia đình phàn nàn, cuối năm sợ…cháy túi vì không biết đào đâu ra "phí" cho các buổi lễ tiệc…" – G.T (lớp 12 trường M) vừa kể vừa trông có vẻ "buồn khổ"…

Theo một khảo sát bỏ túi của người viết thì:

Những nỗi sợ "điển hình"

  • Điểm thấp
  • Cha mẹ buồn phiền, rầy la
  • Bạn bè xa lánh, ghét bỏ
  • Đánh mất lòng tin nơi người khác
  • Thất tình
  • Hết tiền
  • Không có thời gian để đi chơi (vậy cũng sợ sao?)
  • Cuộc sống nhàm chán
  • Không có tương lai

Teen "xé to" tất cả

Những nỗi sợ dễ thông cảm như: điểm thấp, bạn bè xa lánh, cha mẹ la… thường phổ biến nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất khiến teen mắc bệnh sợ. Khi lắng nghe các bạn, người viết thậm chí khá bất ngờ khi có bạn sợ…ngủ một mình, sợ…người quen đọc blog, sợ "hội bà Tám" tiết lộ bí mật mà mình đã trót kể… Đó là những điều hết sức đơn giản, vậy tại sao lại vì nó mà "đau đầu"?

Lý do hết sức đơn giản. Hiện nay, đa phần các bạn thiếu kĩ năng sống và ít "chạm trán" với những vấn đề khó khăn, nan giải, vậy nên khi lần đầu "giáp mặt", họ cảm thấy điều đó hết sức mới lạ và cảm xúc của họ không thể điều khiển được. Nỗi sợ hình thành từ chính sự thiếu kinh nghiệm. Giả sử, một teen đã quen với việc đi qua cầu khỉ hằng ngày sẽ chẳng bao giờ sợ khi phải tham quan bằng xuồng trên miền sông nước, ngược lại, những teen suốt ngày "bị bao vây bởi bốn bức tường" sẽ có cảm giác "thà xuống địa ngục còn hơn ngồi trên xuồng".

Nên "sợ" những điều "cần sợ"

Thật mâu thuẫn khi bạn không sợ sức khỏe mình suy giảm hằng ngày vì thức khuya, ăn uống không điều độ, không sợ mình bị tai nạn khi vi phạm luật giao thông đường bộ…Bạn chỉ sợ những điều giản đơn trước mắt, mà không nghĩ đến những điều lâu dài chưa biểu hiện ra. Tập quen với những điều mà bạn cho rằng "thật đáng sợ", dần dần bạn sẽ thấy những thử thách trên đường đời "thật bình thường", kể cả việc trượt đại học (ban đầu sẽ rất chán nản, nhưng rồi sẽ thích nghi dần).

Tôi đãđang "sống trong sợ hãi" khi ngày nào cũng phải "làm bạn" với thời khóa biểu dày đặc các môn, cùng với lịch học thêm "muốn bệnh", không có thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, nhưng tôi sẽ không cho phép tinh thần của mình xuống dốc. Nỗi sợ chỉ chế ngự tôi trong một lúc nào đó, để tôi kịp dừng lại và điều chỉnh bản thân, chứ tôi không cho phép chúng "thống trị" chính mình.

Bạn ơi, đừng sợ vu vơ nữa nhé, vì càng sợ thì bạn sẽ càng bị áp lực, tinh thần càng xuống dốc đó. Hãy tập làm quen với những trở ngại trên đường đời và tìm cách chế ngự hay vượt qua chúng. Dần dần bạn sẽ thấy tự tin hơn và khi đó thì bạn đã thực sự "người lớn" rồi đấy.

Theo MTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)