Được đến trường là mơ ước chính đáng và tưởng chừng như dễ dàng của nhiều người, thế nhưng đó lại là ước mơ quá khó khăn và xa vời đối với nhiều mảnh đời khốn khó. Trong 10 năm qua, Hội Khuyến học TPHCM đã trở thành một ngôi nhà chung, một mái ấm đầy tình thương hỗ trợ cho hàng trăm học sinh, sinh viên (HS, SV) vượt qua khó khăn thực hiện được ước mơ và trở thành người có ích cho xã hội.
Học bổng từ trái tim đến trái tim
Ngay từ khi mới 2 tuổi, cô bé Đặng Thị Mỹ Duyên đã phải sống cuộc sống đầy cơ cực. Trước đó gia đình Duyên cũng có một mái nhà để ở, thế nhưng nợ nần chồng chất từ những lần chữa bệnh cho ngoại, gia đình đã phải bán cả nhà mới đủ trả nợ.
Kể từ đó cho đến nay, cả nhà Duyên thuộc dạng “vô gia cư”, ở nhà thuê. Cả nhà phải chen chúc nhau ở trong một căn nhà chỉ khoảng 4m², chỉ đặt được một cái nệm, một chiếc tủ. Ba chạy xe ôm, mẹ hàng đêm phải đẩy xe ở góc đường để bán vài gói thuốc lá và mấy chai nước giải khát để kiếm sống.
Quá trình học tập của hai chị em Duyên luôn phải học trong tình trạng thiếu thốn đủ thứ, bàn học của 2 chị em Duyên chủ yếu ở ngoài đường, nhưng 12 năm liền Duyên đều đạt HS giỏi. Nhưng rồi trong dịp hội nghị tổng kết chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố, Duyên được tuyên dương điển hình vượt khó học giỏi.
Trong bài phát biểu của mình, Duyên bày tỏ mong muốn ước mơ được tiếp tục con đường học tập. Sau bài phát biểu của Duyên, má Lê Minh Ngọc (Phó Chủ tịch Hội khuyến học TPHCM) ngồi kế bên đã nói với Duyên: “Ráng thi ĐH cho đậu rồi liên lạc với má, má sẽ giúp cho”.
Kể từ ngày đó đến nay Duyên được Hội Khuyến học TPHCM hỗ trợ học bổng khuyến tài 1,2 triệu đồng/năm. Giờ đây Duyên đã là cô SV năm 3 ngành công nghệ thực phẩm của Trường ĐH Bách khoa TPHCM.
Kể từ đó cho đến nay, cả nhà Duyên thuộc dạng “vô gia cư”, ở nhà thuê. Cả nhà phải chen chúc nhau ở trong một căn nhà chỉ khoảng 4m², chỉ đặt được một cái nệm, một chiếc tủ. Ba chạy xe ôm, mẹ hàng đêm phải đẩy xe ở góc đường để bán vài gói thuốc lá và mấy chai nước giải khát để kiếm sống.
Quá trình học tập của hai chị em Duyên luôn phải học trong tình trạng thiếu thốn đủ thứ, bàn học của 2 chị em Duyên chủ yếu ở ngoài đường, nhưng 12 năm liền Duyên đều đạt HS giỏi. Nhưng rồi trong dịp hội nghị tổng kết chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố, Duyên được tuyên dương điển hình vượt khó học giỏi.
Trong bài phát biểu của mình, Duyên bày tỏ mong muốn ước mơ được tiếp tục con đường học tập. Sau bài phát biểu của Duyên, má Lê Minh Ngọc (Phó Chủ tịch Hội khuyến học TPHCM) ngồi kế bên đã nói với Duyên: “Ráng thi ĐH cho đậu rồi liên lạc với má, má sẽ giúp cho”.
Kể từ ngày đó đến nay Duyên được Hội Khuyến học TPHCM hỗ trợ học bổng khuyến tài 1,2 triệu đồng/năm. Giờ đây Duyên đã là cô SV năm 3 ngành công nghệ thực phẩm của Trường ĐH Bách khoa TPHCM.
Các học sinh nhận học bổng khuyến tài của các mạnh thường quân thông qua Hội Khuyến học TPHCM.
|
Mặc dù, giờ đã trở thành chuyên viên nghiên cứu tổng hợp, công tác tại Huyện ủy huyện Bình Chánh, nhưng Lê Thái Họa Mi vẫn thường xuyên gặp gỡ, liên lạc và sinh hoạt với các thế hệ đàn em trong các câu lạc bộ của Hội Khuyến học TPHCM. Mi là một trong những bạn đã trưởng thành từ sự hỗ trợ của Hội Khuyến học TPHCM.
Mi kể: “Hồi đó, cả nhà em đều đi làm mướn, em thường xuyên đi cắt cỏ thuê để mua sách vở đi học. Ở nhà bữa đói bữa no làm gì dám mơ vào ĐH. Thế nhưng, nhờ học bổng của hội, em đã thực hiện được mơ ước của mình”.
Mi kể: “Hồi đó, cả nhà em đều đi làm mướn, em thường xuyên đi cắt cỏ thuê để mua sách vở đi học. Ở nhà bữa đói bữa no làm gì dám mơ vào ĐH. Thế nhưng, nhờ học bổng của hội, em đã thực hiện được mơ ước của mình”.
Hoàn cảnh của Nguyễn Thị Bích Hoa, quê tại An Nhơn Tây huyện Củ Chi còn khó khăn hơn, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó, đông anh em. Hoa và các em đã cùng bà hàng ngày quét rác tại nghĩa trang liệt sĩ An Nhơn Tây. Hàng ngày 4 chị em vẫn đi quét rác từ 3 giờ đến 6 giờ sáng rồi mới cắp sách đến trường, nhưng tất cả đều học giỏi.
Chị em Hoa chăm chỉ làm việc với suy nghĩ: cố gắng quét rác giữ gìn nghĩa trang sạch sẽ, thế nào cũng được các ông, bà liệt sĩ phù hộ.
Chị em Hoa chăm chỉ làm việc với suy nghĩ: cố gắng quét rác giữ gìn nghĩa trang sạch sẽ, thế nào cũng được các ông, bà liệt sĩ phù hộ.
Và quả thật Hoa gặp được bà Quế Lan, một thương binh đã từng ở tù Côn Đảo. Bà đến với Hoa như một người mẹ vừa tìm được con. Hàng tháng Hoa được bà hỗ trợ 1 triệu đồng để trang trải học tập. Năm vừa qua Hoa đã thi đậu vào khoa tiếng Anh Trường Đại học Sài Gòn.
Học giỏi góp phần xóa đói giảm nghèo
Không chỉ có Duyên, Mi, Hoa mà còn có hàng trăm HS, SV tưởng chừng việc học bị gãy gánh giữa đường, đã được Hội Khuyến học TPHCM hỗ trợ cho các em tiếp tục con đường học tập của mình qua các suất học bổng khuyến tài của hội.
Học bổng Khuyến tài (Học bổng 1+1) của Hội Khuyến học TPHCM là học bổng của một cá nhân hoặc đơn vị thông qua hội khuyến học tài trợ cho một SV cụ thể, và ân nhân đó sẽ tài trợ cấp học bổng cho SV trong suốt quá trình học ĐH.
Học bổng Khuyến tài (Học bổng 1+1) của Hội Khuyến học TPHCM là học bổng của một cá nhân hoặc đơn vị thông qua hội khuyến học tài trợ cho một SV cụ thể, và ân nhân đó sẽ tài trợ cấp học bổng cho SV trong suốt quá trình học ĐH.
Ông Nguyễn Văn Hanh, Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM cho biết: “Học bổng Khuyến tài mang nặng ân tình giữa người trao và người nhận, bởi vì người trao học bổng không đơn thuần chỉ giúp về mặt tài chính để các em theo đuổi được việc học mà đã cảm nhận được hạnh phúc của sự chia sẻ với nỗi bất hạnh, hạnh phúc được nhìn thấy sự trưởng thành, thành đạt của những SV do mình trao tặng học bổng.
Người nhận học bổng không đơn thuần chỉ nhận những đồng tiền quý giá giúp đỡ vượt qua khó khăn, thực hiện được ước mơ học tập thành đạt mà còn cảm nhận được sự ấm áp của tình người, của lòng nhân ái. Các em có thêm niềm tin vào cuộc đời, phấn đấu học giỏi vượt qua số phận và góp phần xóa đói giảm nghèo cho chính mình, cho xã hội và cống hiến cho đất nước”.
Người nhận học bổng không đơn thuần chỉ nhận những đồng tiền quý giá giúp đỡ vượt qua khó khăn, thực hiện được ước mơ học tập thành đạt mà còn cảm nhận được sự ấm áp của tình người, của lòng nhân ái. Các em có thêm niềm tin vào cuộc đời, phấn đấu học giỏi vượt qua số phận và góp phần xóa đói giảm nghèo cho chính mình, cho xã hội và cống hiến cho đất nước”.
Đến nay, câu lạc bộ khuyến tài đã lan tỏa và nhân rộng ra ở khắp các quận huyện, phường xã trong thành phố, tạo thành vườn ươm những con người có ích cho thành phố, cho xã hội.
Buổi đầu chỉ có 5 SV được nhận học bổng. Sau 10 năm đã có 721 SV được nhận học bổng này. Trong số đóù có 180 em đã tốt nghiệp và đi làm, hơn 40 SV hiện đang du học ở nước ngoài. Nhiều em sau khi trưởng thành, có thu nhập ổn định cũng đã quay lại hỗ trợ cho các em SV khác.
Hội Khuyến học TPHCM cũng thành lập câu lạc bộ khuyến tài tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt nhóm, giao lưu, thăm các đơn vị bộ đội, địa đạo Củ Chi, Ngã ba Giồng…
Hội Khuyến học TPHCM cũng thành lập câu lạc bộ khuyến tài tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt nhóm, giao lưu, thăm các đơn vị bộ đội, địa đạo Củ Chi, Ngã ba Giồng…
Lê Linh (SGGP)
Bình luận (0)