Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cảnh giác tai nạn từ điện thoại

Tạp Chí Giáo Dục

Tai nn do s dng đin thoi khi đang sc pin dù đã đưc cnh báo rt nhiu, nhưng t đu năm đến nay vn xut hin nhng “nn nhân mi”. Hu qu ca tình trng đin thoi b cháy n đã nh hưng trc tiếp đến sc khe ca ngưi s dng như thng màng nhĩ, mt ngón tay, mt chc năng bàn tay, nh hưng đến th lc…

Bnh nhân Vũ Trng Tuyến đã đưc phu thut vá màng nhĩ sau khi b tai nn t đin thoi

Cháy, n do va sc va chơi

Vụ tai nạn gần đây nhất xảy ra vào ngày 2-4, tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Vụ việc xảy ra khi anh Nguyễn Trọng Thêm (29 tuổi) vừa sạc pin điện thoại smartphone vừa chơi game. Khoảng sau 2 giờ vừa chơi vừa sạc, điện thoại bất ngờ phát nổ khiến bàn tay, mặt và ngực Thêm đều bị thương. Nạn nhân được đi cấp cứu tại trạm y tế địa phương nhưng do vết thương khá nặng nên đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh. Do tay phải bị tổn thương phức tạp nên các bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón tay để bảo toàn bàn tay cho bệnh nhân.

Cũng là nạn nhân của tình trạng vừa sạc pin vừa chơi game, vào ngày 31-1-2019, em H.V.Đ (16 tuổi, quê Kiên Giang, tạm trú TP.Vũng Tàu) đã bị bỏng toàn thân do điện thoại phát nổ. Bác sĩ Bệnh viện Lê Lợi sau khi xử lý các vết bỏng đã quyết định chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Mắt TP.HCM vì nghi ngờ em bị thủng giác mạc do mảnh vỡ kính điện thoại bắn vào mắt. Theo lời người thân, cục sạc do Đ. sử dụng là hàng Trung Quốc.

Tai nạn không chỉ xảy ra khi vừa sử dụng vừa sạc pin, mà tình trạng sạc pin điện thoại cạnh chỗ ngủ cũng đã khiến anh Vũ Trọng Tuyến (28 tuổi, huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) gặp họa. Vụ việc xảy ra khi Tuyến để điện thoại sạc cạnh gối ngủ, đến nửa đêm điện thoại phát nổ gây tổn  thương vùng mặt và tai trái. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị rách 2/3 màng nhĩ, rách rộng trung tâm tai trái, giảm thính lực, bị ù tai thường xuyên. Từ những chẩn đoán này, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ cho bệnh nhân.

Các bin pháp phòng tránh

Theo khuyến cáo của PGS.TS Dương Hoài Nghĩa (Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM), người sử dụng không nên để điện thoại di động ở giường ngủ, hoặc không nên để gần chỗ ngủ khi đang sạc pin vì rất nguy hiểm. Nhất là đối với dây sạc không đảm bảo chất lượng, có thể đưa điện áp cao ở lưới điện qua bên điện áp thấp, nạp vào trong pin làm cho pin cháy nổ. Hoặc do mạch điện thoại bị ngắt mạch làm cho dòng điện qua pin lớn khiến nó nóng lên cũng có thể gây nổ. Ngoài ra, còn có trường hợp đeo tai nghe trong lúc đang sạc pin, nếu bộ sạc bị chạm điện thì điện thế cao dẫn đến tai nghe cũng làm cho người sử dụng bị điện giật. Để phòng tránh những hiểm họa trên giường ngủ từ điện thoại, người dùng cần đảm bảo đang sử dụng dây sạc và pin hoàn toàn tương thích; không nên để chăn mền, gối nệm lên điện thoại vì bất kỳ chất liệu nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến luồng tuần hoàn không khí, có thể khiến cho những thiết bị trở nên nguy hiểm.

Từ những vụ cháy nổ điện thoại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, Siêu thị Điện Máy Xanh đã phát đi những thông tin hướng dẫn giúp người sử dụng có những giải pháp dự phòng cần thiết. Lưu ý trước tiên là không sử dụng pin và cục sạc kém chất lượng, vì hàng kém chất lượng thường sẽ dễ sinh nhiệt, có thể gây cháy nổ. Ngược lại, một khi sử dụng pin và cục sạc chính hãng sẽ giúp pin không bị chai, điện thoại không bị hư hỏng và đảm bảo máy sẽ không bị phát nổ khi sạc. Do dây sạc và pin chính hãng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn chống cháy nổ trước khi được bán ra thị trường. Bên cạnh đó, người sử dụng không nên để điện thoại… quá nóng. Nhiệt độ vốn là kẻ thù của smartphone, đa số các điện thoại hiện nay đều có cơ chế tự tắt khi máy quá nóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp máy vẫn sẽ phát nổ nếu nhiệt độ lên cao quá đột ngột. Do đó, khi thấy điện thoại quá nóng hãy ngừng việc sử dụng, chơi game, nghe nhạc để máy có thời gian “hạ nhiệt”.

Vũ Phương

 

Bình luận (0)