Thí sinh làm bài thi |
Đây là lời khuyên của thầy Quách Tú Chương – Chuyên viên bộ môn toán (Sở GD-ĐT TP.HCM) dành cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2009-2010. Nhằm giúp cho thí sinh nắm rõ cấu trúc đề thi, hạn chế thấp nhất các sai sót trong ôn tập cũng như khi làm bài thi, Giáo Dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi với thầy Quách Tú Chương.
PV: Thầy có thể cho biết, cấu trúc đề thi toán tuyển sinh lớp 10 thường có mấy phần?
– Thầy Quách Tú Chương: Cấu trúc đề thi toán tuyển sinh lớp 10 những năm trước đây đều kiểm tra theo hình thức tự luận 100%. Đề toán thường có 2 phần, trong đó phần đại số có 4 bài toán (tổng cộng 6,5 điểm), còn phần hình học thường cho 1 hoặc 2 bài toán (tổng cộng 3,5 điểm).
Đề thi môn toán có mức độ cho từng đối tượng học sinh như thế nào, thưa thầy?
– Mức độ cụ thể như sau: 7,5 điểm cho học sinh trung bình có thể làm được. Nếu em nào học lực khá, giỏi thì có thể đạt thêm 2,5 điểm nữa.
Thầy có lời khuyên gì dành cho thí sinh trước kỳ thi và trong lúc làm bài thi?
Một nguyên tắc bắt buộc là phải làm bài nháp rồi mới ghi vào giấy thi, nếu có sai sót thì còn có cơ hội chỉnh sửa và thay đổi đáp án được. Phần hình học bắt buộc phải vẽ hình vì có như vậy các em mới giải toán được và ban giám khảo mới chấm. Bài làm phải trình bày rõ ràng, dễ đọc, lập luận đầy đủ, cặn kẽ và xác đáng thuyết phục được người chấm. |
Trước khi tính toán làm bài phải nghiên cứu và đọc kỹ đề để có cách giải đúng hướng nhất. Chọn câu dễ hơn hoặc thấy có khả năng làm được thì làm trước. Câu nào chưa làm được thì để lại sau. Một nguyên tắc bắt buộc là phải làm bài nháp rồi mới ghi vào giấy thi, nếu có sai sót thì còn có cơ hội chỉnh sửa và thay đổi đáp án được. Nói cách khác là kiểm tra thật chính xác và kỹ lưỡng các phép tính trước khi đưa vào bài thi. Phần hình học bắt buộc phải vẽ hình vì có như vậy các em mới giải toán được và ban giám khảo mới chấm. Nhớ sử dụng máy tính bỏ túi để kiểm tra các phép tính và kết quả. Toán là môn học luôn đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối nên các em phải vừa kiểm tra bằng giấy nháp vừa kiểm tra bằng máy tính thì độ chính xác sẽ cao hơn. Bài làm phải trình bày rõ ràng, dễ đọc, lập luận đầy đủ, cặn kẽ và xác đáng thuyết phục được người chấm. Phải bình tĩnh khi bước vào phòng thi, sáng suốt làm bài và thật tự tin vào khả năng bản thân.
Và những điều không nên?
– Không thức quá khuya dễ bị mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và kỳ thi. Không nên máy móc làm tuần tự từ trên xuống theo đề nếu gặp câu khó vì các câu hỏi thường ra độc lập, ít khi liên đới với nhau. Không được vội vàng, tính ẩu trong khi làm bài. Tránh hồi hộp, lo lắng, vội vàng làm ảnh hưởng tới quá trình làm bài và kết quả bài thi. Chúc các em thành công trong kỳ thi.
Cảm ơn thầy!
P.N.Q (thực hiện)
Bình luận (0)