Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nghỉ học phòng chống dịch Covid-19: Đảm bảo học sinh khối 12 không “bị động”

Tạp Chí Giáo Dục

Theo phân tích, nhìn nhn ca nhiu giáo viên, thi gian ngh hc dài s tác đng đến vic hc ca hc sinh khi 12, vì thế vic lùi k thi THPT quc gia là điu chc chn phi thc hin. Hin các trưng đang rơi vào thế “b đng” trong vic xây dng kế hoch ging dy, hc tp cho hc sinh, nht là hc sinh cui cp.

Hc sinh khi 12 là đi tưng đưc các trưng quan tâm kết ni trong k ngh dài. Trong nh: Hc sinh khi 12 Trưng THPT Gia Đnh trong mt tiết hc STEM

Sau khi biết thông tin học sinh được nghỉ học đến hết tháng 2 để phòng chống dịch Covid-19, thậm chí có khả năng nghỉ đến đầu tháng 4, thầy Lê Thanh Long (giáo viên môn địa lý Trường THPT Phạm Văn Sáng, huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho rằng chắc chắn kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ bị ảnh hưởng, và việc lùi kỳ thi là điều không tránh khỏi. “Hiện tại giáo viên đang rất bị động. Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về các mốc thời gian trong năm học để giáo viên và nhà trường chủ động trong việc lên kế hoạch giảng dạy, ôn tập cho học sinh”, thầy Long bày tỏ.

Nói rõ hơn về kế hoạch giảng dạy và ôn tập dành cho học sinh khối 12 trong thời gian tới, thầy Long cho hay, 2 tuần nghỉ vừa qua, Tổ địa lý đã tranh thủ soạn đề cương ôn tập cho học sinh khối 12, sẵn sàng để các em ôn luyện. Vì thế, sắp tới học sinh khối 12 sẽ tiếp tục được hướng dẫn ôn tập, hướng dẫn đào sâu các kiến thức trọng tâm qua email, Facebook.

Đứng ở góc độ quản lý, cô Kim Nguyễn Quỳnh Giao (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Linh, Q.8, TP.HCM) đánh giá, với thời gian nghỉ 2 tuần thì gần như không ảnh hưởng đến khối lượng kiến thức của học sinh khối 12. Thế nhưng, nghỉ thêm nữa thì cũng đồng nghĩa với việc  chương trình giảng dạy và học tập sẽ bị xáo trộn, nhà trường rơi vào thế “bị động”. “Mọi kế hoạch mà nhà trường đã xây dựng đều phải thay đổi”, cô Giao nói.

Theo cô Giao, nhà trường nghỉ dạy không có nghĩa là dừng việc học và dừng kết nối với học sinh. Trong suốt thời gian nghỉ Tết và nghỉ chống dịch, nhà trường luôn giữ liên kết với học sinh thông qua các kênh học tập trực tuyến, giáo viên giao bài tập và giải đáp thắc mắc cho các em, ôn lại kiến thức cũ và xem qua kiến thức mới. “Thời gian tới, phương pháp này sẽ vẫn được thực hiện. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận, nhất là học sinh vùng ven không có máy tính, mạng internet. Vì vậy, việc lùi thời gian thi THPT quốc gia năm 2020 chắc chắn là điều cần thiết để học sinh không bị áp lực trong việc học và để các em đi học lại sẽ nhẹ nhàng”, cô Giao chia sẻ. Riêng với học sinh khối 12, theo cô Giao, nhà trường sẽ có kế hoạch cụ thể để khảo sát lại khối lượng kiến thức sau kỳ nghỉ dài, từ kết quả khảo sát đó, các tổ chuyên môn của nhà trường lên kế hoạch bồi dưỡng thêm cho từng đối tượng học sinh theo hình thức dạy học online tại nhà. Đối với công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp, cô Giao cho biết thông qua giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cũng triển khai đến các em những thông tin mới và chính thống về tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm và cả giáo viên bộ môn sẽ là cầu nối để tư vấn, chia sẻ cùng học sinh những vướng mắc về việc đăng ký nguyện vọng, băn khoăn về ngành nghề, về môi trường đào tạo… “Trong giáo dục hiện nay, giáo viên hoàn toàn linh động được khối lượng kiến thức trong môn học của mình, không phải là bắt buộc đến tiết này là phải dạy chương trình này. Giữa người dạy và người học có nhiều phương tiện để kết nối thay vì chỉ có phương tiện dạy học truyền thống, mang đến nhiều thuận lợi cho cả việc dạy và học. Nhưng với tình hình dịch bệnh diễn tiến không lường trước thì dù giáo viên có chủ động thế nào cũng vẫn luôn “bị động”, giải pháp kết nối online cũng chỉ là tạm thời. Trong mùa dịch, nhà trường cần nhiều hơn nữa những giải pháp mang tính đồng bộ, cụ thể”, cô Giao bày tỏ.

Tương tự, thầy Võ Ngọc Sơn (Hiệu trưởng Trường THPT Hàn Thuyên, Q.Phú Nhuận) cũng khẳng định, nếu thời gian nghỉ 2-3 tuần thì hoàn toàn không ảnh hưởng quá nhiều đến việc học của học sinh khối 12, và nhà trường cũng hoàn tất kế hoạch đảm bảo dạy bù kiến thức cho các em để tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 theo đúng lộ trình. Song, thời gian nghỉ kéo dài đến cuối tháng 2, thậm chí nếu không có gì thay đổi là cuối tháng 3 thì kéo theo đó là mọi kế hoạch giảng dạy, học tập sẽ phải thay đổi theo. “Việc lùi kỳ thi THPT quốc gia là điều cần phải tính toán tới”, thầy Sơn khẳng định.

Theo thầy Sơn, trong thời gian tới, việc học trực tuyến vẫn sẽ được nhà trường triển khai đồng loạt ở tất cả các khối lớp với những bộ môn chính. Đặc biệt sẽ tập trung ôn luyện cho học sinh khối 12 theo phân ban. Để không ảnh hưởng đến việc ôn tập của học sinh khối 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, kế hoạch phụ đạo cho các em sẽ được nhà trường tăng cường kết nối, nhất là với những học sinh yếu, kém.

Trong khi đó, tại Trung tâm GDNN-GDTX Q.Tân Bình
(TP.HCM), cô Phạm Thị Thúy Nhài (Phó Giám đốc trung tâm) chia sẻ, thời gian nghỉ học được kéo dài khiến cho mọi kế hoạch giảng dạy và ôn tập của trung tâm phải thay đổi vào phút chót. “Trung tâm phải họp liên tục để xây dựng kế hoạch dài hơi hơn. Ngoài  xây dựng kế hoạch trang bị kiến thức cho học viên, công tác tư vấn hướng nghiệp cho các em cũng được đề cập đến, bằng cách tăng cường sự kết nối của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đến từng đối tượng học viên trên cơ sở đảm bảo các em không quá tải trong việc vừa học vừa ôn tập; đồng thời không ngại khi quay lại lớp học sau kỳ nghỉ dài”, cô Nhài cho biết.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)