Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Điểm văn thấp bất thường tại ĐBSCL: Nguyên nhân chính do dạy và học

Tạp Chí Giáo Dục

Kinh nghiệm làm việc ở bậc học phổ thông cho tôi biết các vấn đề lý thuyết thường được xem là nặng tính hàn lâm nên ít được chú ý đúng tầm quan trọng của chúng.
Chẳng hạn, các khái niệm “tích phân” (môn toán), “cách mạng dân chủ nhân dân”, “khởi nghĩa”, “kháng chiến” (môn lịch sử), “lập trường”, “quan điểm” (môn giáo dục công dân), “chủ nghĩa hiện thực”, “chủ nghĩa yêu nước” (môn ngữ văn)… không nhiều giáo viên chú trọng hoặc có ý thức chú trọng truyền đạt để HS có thể hiểu được thấu đáo nội hàm của khái niệm. Khái niệm “chủ nghĩa nhân đạo”, “tính nhân đạo” hay “giá trị nhân đạo” trong đề bài đang bàn cũng không ngoại lệ.
Nếu HS nắm vững nội hàm của khái niệm “giá trị nhân đạo” thì thao tác để làm bài văn này chỉ đơn giản là chiếu những nội hàm ấy vào tác phẩm. Tất nhiên, lúc bấy giờ sẽ xuất hiện khả năng: cách trình bày của mỗi em khác nhau sẽ khác nhau và không trùng khớp với đáp án. Tuy nhiên trên nguyên tắc, lời (sự thể hiện trên bề mặt ngôn từ) có thể khác nhau nhưng ý (thông điệp người viết muốn chuyển tải) thì vẫn tương đương nhau. Khả năng này chỉ thể hiện kỹ năng hành văn của thí sinh chứ hoàn toàn không ảnh hưởng đến yêu cầu về kiến thức.
Và HS thật sự có sáng tạo, có tinh thần tự tìm tòi hay không cũng sẽ dựa trên cái nền cơ bản ấy.
HS không nắm vững khái niệm như nêu trên thì tỉ lệ điểm không cao không phải là điều khó hiểu. Vì vậy, tôi cho rằng nguyên nhân chính vẫn do người dạy và người học.
ThS VÕ ANH TUẤN (TTO)

Bình luận (0)