Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đề Văn nhẹ nhàng nhưng tính phân loại cao

Tạp Chí Giáo Dục

Đề thi môn Ngữ Văn trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, được đánh giá là khá vừa sức với học sinh, ra tương đối “sát” với đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, yếu tố phân hóa của đề thi vẫn rất cao, đảm bảo vừa xét tốt nghiệp, vừa xét ĐH.


Thí sinh tại điểm thi Trường THCS Colette sau giờ thi Ngữ Văn

Thầy Trần Văn Đúng (giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1) nhận định, đề thi khá vừa sức với học sinh. Cách ra đề cũng quen thuộc. Trong phần Đọc hiểu, đề đã tránh được những câu hỏi lý thuyết nhiều khi chỉ có 1 câu về phương thức biểu đạt. Các câu còn lại trong phần đọc hiểu đều nương vào văn bản nhiều.Trong khi mọi năm, phần câu hỏi lý thuyết dao động từ 1-2 câu, nhất là thường đề cập đến biện pháp tu từ học sinh rất khó “ăn điểm”.

Về quan điểm “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé vươn đến ngày mai” được đưa vào phần đọc hiểu, thầy Đúng cho rằng dù không hề đề cập đến dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn giúp học sinh ý thức được việc sống ở hiện tại, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Giúp các em ý thức hơn vai trò của việc sống tốt, quý trọng từng khoảnh khắc như thế nhào, nhắc nhở học snh trân trọng những thòi khắc sống trong hiện tại. “Ở phần này học sinh bày tỏ quan điểm của mình, có thể đồng tình hoặc không nhưng phải thể hiện được lập luận để bảo vệ quan điểm đó. Không biểu cảm, không kể lể, không dài dòng, thể hiện sự trải nghiệm của học sinh trong cuộc sống xung quanh mình”.

Ở phần làm văn, Câu 1 NLXH tiếp tục đề cập đến sự cần thiết của quan điểm “trân trọng cuộc sống mỗi ngày”. Thầy Đúng cho hay, cách đề cập của câu NLXH khá ngắn gọn, học sinh dễ đi vào trọng tâm. Học sinh dễ dàng ghi được điểm. Song, câu này cũng có độ mở nhất định, phân hóa ở việc thể hiện sự trải nghiệm của học sinh.

Ở Câu 2 NLVH, cách ra đề khá nhẹ nhàng, bám sát với đề tham khảo, không quá bất ngờ, học sinh đã được làm quen nhiều. So với năm trước đã giảm tải nhiều. Câu lệnh trong đề thể hiện rất rõ ràng.

Tuy nhiên, yếu tố phân loại nằm ở ngay nội hàm, khái niệm về tư tưởng Đất nước của Nhân dân. Để làm được tốt, trước hết, học sinh phải nắm kỹ được các nội hàm tư tưởng Đất nước của Nhân dân là như thế nào, trả lời quan điểm đó, bóc tách ra sao, thể hiện trong lời ăn tiếng nói như thế nào, nội dung, hình thức ra sao. Nếu học sinh không xác định được nội hàm thì đã lệch ngay từ đâu.

Cách ra đề dù nhẹ nhàng nhưng vẫn mang tính phân loại cao. Đoạn thơ không quá ngắn nhưng cũng không quá dài. Học sinh cần phải triển khai đề theo hệ thống dọc chứ không phân tích dàn trải. Bài làm để đạt điểm cao phải thể hiện được rõ ràng các luận điểm nội dung, hình thức, lời ăn tiếng nói của nhân dân. Phải biết kết hợp, lồng ghép thêm việc nhận xét, đánh giá khái quát với các tác phẩm khác ra sao, thể hiện trong cả gian đoạn như thế nào… ở cuối thân bài. “Còn nếu học sinh triển khai bài theo chiều học, theo kiểu hiểu tới đâu cắt tới đó, viết dàn trải, biết gì viết đó thì khó mà đạt điểm cao. Với đề này học sinh dễ dàng đạt điểm 5, điểm 6. Phổ điểm cũng sẽ dao động từ 5 đến 6 điểm”, thầy Đúng nhận định

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)