Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sẽ thống nhất cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp?

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 21-8, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức đánh giá kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên giao đoạn 2006-2008.
Thông tin do bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đưa ra tại đây cho thấy, cả nước hiện có 102 trường cao đẳng nghề, 256 trường trung cấp nghề, 864 trung tâm dạy nghề và trên 1.000 cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và cơ sở giáo dục khác có tham gia dạy nghề. Chi ngân sách hàng năm cho dạy nghề luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, trung bình khoảng 7% tổng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo (năm 2008, chi ngân sách cho dạy nghề đạt 5.985 tỷ đồng).
Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện chủ trương dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, hoạt động dạy nghề cho thanh niên vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu thực tiễn. Trong đó rõ nhất là việc đào tạo chưa sát quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực cho từng giai đoạn của mỗi địa phương; dạy nghề vẫn theo kiểu dạy cái mình có mà không phải dạy cái xã hội cần; tỷ lệ học nghề chưa tìm được việc làm còn cao…
Vấn đề khá bức xúc lâu nay trong công tác dạy nghề, đó là việc chồng chéo trong quản lý. Hiện tại, khối trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GD-ĐT quản lý; khối dạy nghề do Bộ LĐTB-XH quản lý. Điều này theo đánh giá chung là khiến giáo dục nghề nghiệp bị chia cắt, phân tán trong công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Do vậy, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết sẽ kiến nghị với Chính phủ nghiên cứu sáp nhập Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) và Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB-XH) thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
PH.THẢO (SGGP)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)