Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Cô giáo em là mẹ hiền trong mắt các nhạc sĩ

Tạp Chí Giáo Dục

Trong Ngày Nhà giáo Vit Nam 20-11, trên khp mi min đt nưc không th thiếu li ca tiếng hát d thương, hn nhiên ca hc sinh kính tng thy cô, nhng ngưi sut bao năm tháng dìu dt các em trau di đo đc, hc hi kiến thc…

Trong hoạt động sáng tác nghệ thuật, giới nhạc sĩ cũng luôn nhớ đến đề tài nhà giáo, vinh danh những con người mãi mãi hết lòng ươm những mầm xanh, chăm bón những chồi non của đất nước, những người chủ tương lai của Tổ quốc. Đáng chú ý là các em học sinh thường xem cô giáo như người mẹ ở trường. Trong bài này xin giới thiệu ba ca khúc nói về cô giáo.


Nhc sĩ Văn Ký

Cô giáo vùng cao

Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi/ Tính tình tang đàn cô hát trên nương, trên bản Mèo/ Cô tìm ai? Tìm người yêu đứng đợi bên bờ suối chắc?/ Không không không, cô đi tìm dạy đàn em nhỏ chưa biết chữ trên đỉnh núi cao…”.  Mấy câu hát mở đầu gợi nhớ đến một ca khúc nổi tiếng về nhà giáo, ra đời năm 1967 do nhạc sĩ Văn Ký sáng tác. Cô giáo Tày được mô tả, ca ngợi trong bài hát là một nhân vật có thực ở nước ta, một gương sáng trong ngành giáo dục thời kháng chiến chống Mỹ. Đó là cô Tô Thị Rinh, người dân tộc Tày ở bản Nà Pù, xã Tân Việt, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Xã Tân Việt có bốn bản sống rải rác trên núi rừng, ngăn cách nhau bởi rừng rậm, đèo cao, từ bản này đến bản kia phải mất khoảng một ngày đường. Năm 1962, cô giáo Rinh rời quê nhà, tình nguyện đến đỉnh núi Nà Pù có nhiều người Mông sinh sống để dạy học cho các em nhỏ. Đây là nơi trẻ em đều thất học vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có trường lớp, không có giáo viên. Cô Rinh học tiếng Mông để có thể nói chuyện với người địa phương, dễ dàng tìm đến mọi nơi vận động bà con đưa trẻ đi học. Bài hát của nhạc sĩ Văn Ký có đoạn mô tả khá trung thực cô giáo Tày 21 tuổi giúp bà con chặt cây rừng dựng trường lớp, bàn ghế để có nơi dạy học cho các em người Mông: “… Cô giáo Tày chăm quá/ Đảng đưa lên đây giúp người Mèo (người Mông)/ Tự bàn tay cô dựng nên ngôi trường mới đấy/ Tay đóng bàn, tay đóng ghế, tay cầm sách, tay cầm đàn…”. Ngoài giờ dạy chữ, cô giáo Tày còn đánh đàn dạy các em hát, chăm sóc việc ăn uống, tắm giặt cho các em, sẵn sàng chia sẻ cơm gạo cho các em ăn no, đóng góp tiền bạc để mua sách vở, bút mực cho các em học. Từ câu chuyện cảm động này, nhạc sĩ Văn Ký cảm xúc bật ra giai điệu: “… Nghe cô giáo đàn vui, các em đến trường đi học/ Giờ học xong bên suối trong dưới nắng chiều/ Cô tắm giặt cho các em…/… Giờ học xong, đêm đã khuya dưới ánh đèn/ Cô vá quần áo cho các em…”. Hình ảnh cô giáo Tày “vì đàn em thân yêu” nổi bật giữa núi rừng Việt Bắc càng rạng rỡ qua nét nhạc đậm màu sắc âm hưởng dân ca Tày của nhạc sĩ Văn Ký trong đoạn nhạc kế tiếp: “…Ơ! Chim én về gọi rừng lên đường mới/ Tiếng đàn ai còn vang mãi bên tai/ Cô giáo Tày như nương mùa xuân/ Người Mèo ta đã trồng bên dòng thác lớn/ Như hoa ban xinh tươi nở rộ trên đồi/ Càng đẹp khi nắng mới soi tỏa khắp nơi…”.

Với thành tích xuất sắc trong sự nghiệp trồng người, cô giáo Tô Thị Rinh được bầu chọn là Chiến sĩ thi đua ngành giáo dục, tham dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc tháng 1-1967. Điều khá đặc biệt là chính nhạc sĩ Văn Ký được mời tham dự đại hội này và sau khi nghe báo cáo thành tích của cô giáo Tày, ngay trong đêm hôm đó, ông đã sáng tác ca khúc “Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi”. Hôm sau, tốp ca nữ Đoàn ca múa nhân dân Trung ương đã kịp thời dàn dựng và biểu diễn tác phẩm này trong lễ bế mạc đại hội…

Nhạc sĩ Văn Ký sinh năm 1928 tại Nam Định, mất năm 2020 tại Hà Nội.


Nh
c sĩ Hoàng Hip

Cô giáo em là ai?

Năm 1980, một hôm tình cờ nhạc sĩ Hoàng Hiệp xem được một bài thơ của Khánh Chi đăng trên báo. Bài thơ nhẹ nhàng, giản dị nói về cô giáo nhưng lại rất có ý nghĩa, không kể lể cụ thể công việc vất vả hằng ngày của cô trên lớp khi dạy các em nhỏ, nhưng lại so sánh cô như người đem lại ánh sáng cho cây cối, như người khơi nguồn những con suối nhỏ thành dòng sông lớn. Thế là đoạn A của một ca khúc mới về cô giáo được nhạc sĩ đặt bút viết theo những dòng thơ hay: “Mỗi lúc em ra vườn nâng chồi non em hỏi: Chồi lớn lên nhờ đâu? Chồi rằng: Nhờ ánh sáng/ Ra sông em mới hỏi: Sông lớn từ đâu về?/ Từ suối nguồn chảy ra, sông trả lời với em…”. Trong khi giai điệu đoạn A sôi động, bay bổng, cấu trúc âm hình gồm toàn các nốt đen và nốt móc đơn, thì sang đoạn B tiết tấu khác hẳn, gồm khá nhiều nốt trắng xen kẽ với các nốt khác, nên giai điệu trở nên lắng đọng, trân trọng như muốn khẳng định một lần nữa nhiệm vụ cao quý của cô giáo như người đem lại ánh sáng, người khơi nguồn những con suối nhỏ: “… Cô là người gieo ánh sáng/ Cho chồi em xanh tươi/ Cô là người khơi suối nước/ Cho sông em lớn khôn”. Thế là ca khúc hai đoạn “Nghĩ về cô giáo em” do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ thơ Khánh Chi đã hoàn thành tốt đẹp và nhanh chóng được phổ biến trong học sinh.

Hoàng Hiệp là một nhạc sĩ khá nổi tiếng về sáng tác ca khúc phổ thơ. Nhiều bài phổ thơ người lớn được phổ biến rộng rãi trong quần chúng như: Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu); Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (thơ Phạm Tiến Duật); Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi); Viếng lăng Bác (thơ Viễn Phương)… Ông cũng có một số sáng tác phổ thơ cho thiếu nhi tuy không nhiều nhưng đều được các em yêu thích như: Hôm nay mẹ trực đêm (thơ Lê Bá Diễm Chi); Nghĩ về cô giáo em (thơ Khánh Chi)… Ông sinh năm 1931 tại An Giang, mất năm 2013 tại TP.HCM.     


Nhc sĩ Trn Quang Huy

Tng hoa cô giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến, các em học sinh lại tấp nập chuẩn bị hoa để tặng thầy cô. Có em còn cho rằng đây phải là hoa do tự tay mình trồng, như thế mới quý, mới có giá trị. Thế là em chuẩn bị cây giống và tìm loại hoa đẹp nhất để trồng từ những tháng ngày trước. Theo em, hoa hồng là một trong những loại hoa đẹp và quý nhất, rất thích hợp để tặng thầy cô trong ngày lễ quan trọng sắp tới ở trường: “Em trồng giàn bông trước cửa nhà em/ Em dành một cây cho cô giáo hiền/ Giàn bông lên đua chen sắc hương/ Nhưng ngạt ngào thơm là cây bông hồng…”. Trên đây là mấy câu hát của đoạn A trong ca khúc “Bông hồng tặng cô” của nhạc sĩ Trần Quang Huy. Nét nhạc của đoạn mở đầu với giọng rê trưởng lồng trong tiết tấu vui tươi, trong sáng thật tương xứng với vẻ đẹp sắc sảo, hương thơm dịu mát của hoa hồng. Không dừng lại ở việc ca ngợi đóa hoa thắm sắc đậm hương của học sinh tặng cô giáo, những câu hát kế tiếp trong đoạn B còn so sánh hương sắc của hoa hồng cũng đẹp cũng quý như tình yêu thương của cô giáo dành cho học sinh: “… Cây bông hồng em trồng tặng cô/ Cánh hoa hồng tươi như khoe ngày hội/ Mát dịu mùi hương như tình thương mến cô dành cho chúng em…”. Và bông hoa em kính tặng cô giáo cũng chính là tấm lòng của người con dâng lên mẹ hiền yêu quý: “… Cây bông hồng tấm lòng em đó/ Dâng lên tặng cô, đôi tay mẹ hiền/ Đôi tay ân cần dịu êm”. Ca khúc “Bông hồng tặng cô” được học sinh tại nhiều tỉnh/thành biểu diễn phục vụ các ngày lễ ở trường và cũng từng xuất hiện trên màn ảnh truyền hình, làn sóng phát thanh các vùng miền trong nước. Nhạc sĩ Trần Quang Huy sinh năm 1938 tại Sài Gòn, mất năm 2009.

Trương Quang Lc

 

 

 

Bình luận (0)