Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giải thưởng văn học TPHCM 2009: Không có khuôn mặt mới

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vượt qua gần ba chục tác phẩm tham dự, "Tiểu thuyết đàn bà" của nhà văn Lý Lan và tập thơ "Ra ngoài ngàn năm" của nhà thơ Trương Nam Hương đoạt giải thưởng văn học năm 2009 của Hội Nhà văn TPHCM.

Đây là hai gương mặt cũ của TPHCM, đã từng đoạt nhiều giải thưởng. Về lý luận phê bình, sau ba năm tổ chức giải (từ năm 2006), đến nay vẫn chưa có tác phẩm nào được trao.
Năm nay Hội cũng chỉ trao Giải thưởng chứ không có Tặng thưởng như 3 năm trước.
Đây là lần thứ hai nhà văn Lý Lan nhận giải này. Trước đó, năm 2006, chị nhận giải thưởng với tư cách là nhà thơ qua tập Là mình (NXB Văn Nghệ TPHCM).
Bảo thảo đầu tiên của Tiểu thuyết Đàn bà được Lý Lan chấp bút cách đây 16 năm. Mãi đến năm 2001, khi sang Mỹ học, trong nỗi khắc khoải của người xa xứ, Lý Lan viết lại cuốn sách. Vào tháng 3/2008, tiểu thuyết ra mắt bạn đọc Việt Nam.
Lý Lan được biết đến là dịch giả của bộ truyện Harry Potter (bản tiếng Việt do NXB Trẻ phát hành ở Việt Nam từ năm 2001). Nhà văn Triệu Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi, Hội Nhà văn TPHCM, thành viên ban giám khảo, nhận xét:
"Đọc Tiểu thuyết đàn bà ngay từ vòng sơ khảo, rồi chung khảo, tôi cảm nhận được sự cuốn hút người đọc mà tác giả đạt tới chính là nhờ sự diễn đạt theo cách riêng về thân phận đàn bà, ý chí, đam mê của họ, cũng như sự yếu mềm của phụ nữ ở một đất nước liên tục có chiến tranh dai dẳng. Tiểu thuyết đàn bà (viết trong hơn chục năm, ở Việt Nam, ở Mỹ và sau cùng về Việt Nam viết lại) là tác phẩm khá nhất của Lý Lan so với những tác phẩm chị đã xuất bản".
Còn tập thơ Ra ngoài ngàn năm của Trương Nam Hương gồm 62 bài, là tập thơ thứ 10 của nhà thơ này. "Áo sương cúc gió lơi cài / Gặp Hà Nội mốt ra ngoài ngàn năm!". Và Ra ngoài ngàn năm được anh lẩy ra làm tiêu đề cho tập thơ của mình.
"Thơ Trương Nam Hương có thương hiệu từ lâu. Đến tập thơ này, anh chưa vượt được mình, nhất là vượt được tác phẩm đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn trước đây. Thế nhưng, thơ anh vẫn hay, tài hoa không thể trộn lẫn. Và đặc biệt, trong mặt bằng thơ ở TPHCM hiện nay, thơ Hương thực sự nổi trội" – nhà văn Triệu Xuân nhận định.
Sau ba năm trao giải (từ năm 2006), đến nay vẫn chưa có tác phẩm nào thuộc thể loại Lý luận phê bình.
Nguyễn Tý/TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)