Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy và học tiếng Anh vẫn nặng ngữ pháp và cấu trúc câu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“45,08% có khả năng giao tiếp tiếng Anh mức trung bình – khá, 16,29% có kỹ năng giao tiếp khá giỏi. Nhóm yếu nhất không nghe nói được chỉ chiếm 5,3%”. Đó là kết quả khảo sát khả năng giao tiếp tiếng Anh của người lao động trẻ và sinh viên (SV) tại TPHCM được công bố tại hội thảo “Việc dạy và học tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu của môi trường làm việc hiện đại” do Trung tâm đào tạo Khu công nghệ cao TPHCM tổ chức ngày 3-12.
Cũng theo khảo sát này, chưa có ai đạt mức độ giao tiếp lưu loát như người bản xứ. Tỷ lệ đạt mức điểm trung bình khá và điểm khá giỏi của SV (48,76%) cao hơn so với người đi làm (41,61%). Điều này cho thấy có sự chuyển biến trong cải cách chương trình học. Nguồn nhân lực tương lai tại các trường ĐH có tiềm năng phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt hơn.
Tuy nhiên, dạy và học tiếng Anh hiện nay vẫn thiên về ngữ pháp và cấu trúc câu, chưa chú trọng nội dung thực tiễn (kỹ năng phát âm, từ vựng, khả năng nói lưu loát) giúp người học giao tiếp tốt.
Tại hội thảo, nhiều SV phản ánh không được nhà trường dạy tiếng Anh chuyên ngành nên SV phải “tự thân vận động”. Ngoại ngữ vẫn là rào cản lớn nhất cho SV tìm việc sau khi tốt nghiệp.
Bà Đinh Thị Mỹ Quỳnh, Giám đốc Trung tâm đào tạo Khu công nghệ cao TPHCM, cảnh báo: Cần xem xét khách quan các chuẩn đánh giá khả năng tiếng Anh đang được tôn vinh ở Việt Nam hiện nay để không chạy theo một cách phiến diện, làm yếu đi tầm quan trọng của các kỹ năng cơ bản.
Được biết, chương trình khảo sát khả năng giao tiếp tiếng Anh (sử dụng phần mềm Versant Test, Mỹ) đã làm trắc nghiệm 500 SV và người lao động ở môi trường sử dụng tiếng Anh từ tháng 9 đến tháng 11-2009.
Theo SGGP 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)