Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiết học đặc biệt của GS trường Lomonosov tại HV báo chí

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Chiều qua 19/1 tại Học viện Báo chí Tuyên truyền đã diễn ra cuộc gặp gỡ cũng là buổi lên lớp đặc biệt của Giáo sư Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki, Trưởng Khoa Báo chí, Trường ĐH Tổng hợp quốc gia Lomonosov (Nga) với gần 1.000 sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền và ĐH KHXHNV.

Giáo sư Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki (ngồi giữa) tại buổi gặp gỡ.
(Ảnh: Quân Đội Nhân Dân)
 Nhân dịp sang Việt Nam dự chương trình "Thầy – trò ngày gặp lại", Giáo sư Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki đã dành thời gian giao lưu với sinh viên báo chí Việt Nam.
Những học trò cũ của GS. Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki từng học tập tại Nga như Tổng biên tập báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Đăng Tuấn, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên… cùng lãnh đạo Học viện Báo chí Tuyên truyền và rất nhiều giảng viên báo chí đã chào đón người thầy lớn, nhà báo nổi tiếng nhất của đất nước “cách mạng tháng 10” trong niềm hân hoan.
“Báo chí là nghệ thuật, nghệ thuật thuyết phục” – đó là một trong những câu nói ấn tượng mà Giáo sư Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki đã chia sẻ trong cuộc gặp gỡ với sinh viên báo chí Việt Nam.
 Buổi nói chuyện của GS. Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng sinh viên hai trường báo chí của VN. Giáo sư đã nhiệt tình truyền dạy lại những kiến thức bổ ích về chuyên ngành báo chí cho sinh viên. Qua những chia sẻ ấy sinh viên có cơ hội được hiểu biết nhiều hơn về một nhà báo lớn và nền báo chí hiện đại.
Gần 3 giờ đồng hồ được nghe GS. Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki truyền đạt, những hình dung về diện mạo một nền báo chí Nga đã hình thành trong tâm trí những sinh viên trẻ. Nhìn thẳng vào những hạn chế của nền báo chí nước nhà và thế giới, GS. Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki đã nêu lên những vấn đề cấp thiết của báo chí hiện đại. Đồng thời GS cũng nêu lên vai trò của các nhà báo trong nền báo chí ấy như một nhắc nhở với sinh viên báo chí VN.
Được mắt thấy tai nghe “người thầy của các thầy” chia sẻ kinh nghiệm làm báo quả là một cơ hội quý báu cho hàng nghìn sinh viên báo chí. Nhiều sinh viên cho biết họ càng thấy yêu quý hơn nghề báo qua những gì mà GS. Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki chia sẻ, đặc biệt là lời khẳng định “báo chí là nghệ thuật, nghệ thuật thuyết phục”.
Lê Thị Huế / Dan tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)