Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhiều trường đại học thiếu cơ sở phát triển

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngày 28-1, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục làm việc với các trường ĐH Văn Hiến, Hùng Vương và Hoa Sen. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu trong đoàn quan tâm và đặt nhiều câu hỏi là đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH.
Đến nay, nhiều trường vẫn chưa có cơ sở riêng mà phải thuê mướn khắp nơi. Giáo viên hầu hết thỉnh giảng, tỉ lệ sinh viên/giảng viên rất cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Tại Trường ĐH Hùng Vương, toàn bộ cơ sở của trường là thuê mướn. Trường có 786 giảng viên nhưng chỉ có 117 giảng viên cơ hữu, với tỉ lệ hơn 70 sinh viên/giảng viên. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở các trường khá cao.
GS Nguyễn Ngọc Trân nhấn mạnh: “Thực tế có tình trạng “cho thuê” bằng tiến sĩ để các trường báo cáo với cơ quan chức năng chứ người đó không hề dạy tiết nào. Cần phải kiểm tra kỹ vấn đề này”.
Bà Trần Thị Hà – vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) – đặt câu hỏi: với cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên như vậy, trường dựa vào đâu để phát triển ổn định và bền vững?
Về vấn đề này, các trường đề nghị Nhà nước cần có chính sách đào tạo giảng viên ĐH. Xã hội hóa giáo dục nhưng Nhà nước vẫn đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động này mới mang lại hiệu quả.
Một vấn đề khác cũng được nhiều đại biểu quan tâm là cho đến nay dù đã qua hạn chót ba năm nhưng mới chỉ có 2/19 trường ĐH dân lập chuyển sang tư thục.
Các trường cho biết do vướng mắc về cơ chế và chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ GD-ĐT nên các trường gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi.
M.GIẢNG / TTO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)