Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Câu lạc bộ hiệu trưởng: Hiệu trưởng thất bại khi thiếu kinh nghiệm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Người hiệu trưởng phải có kinh nghiệm và vốn sống thực tế mới “lèo lái” ngôi trường phát triển và được đồng nghiệp tin yêu (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: T.T.Q

Một người hiệu trưởng rất cần có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo nhà trường, giống như người chèo đò phải biết chỗ nào có nước xoáy, nơi nào có vực sâu… để lái “con thuyền giáo dục” về  bến an toàn.
1. So với các trường “đàn anh, đàn chị” khác, Trường THPT Trần Hưng Đạo (TP.HCM) chỉ là đứa em “sinh sau đẻ muộn”. Dù chưa tròn 5 tuổi đời nhưng ngôi trường mang tên Đức thánh Trần này đã đã tự mình vươn xa bằng những thành tích vượt trội trong giảng dạy và học tập. Nề nếp kỷ luật tốt, tỷ lệ đậu tốt nghiệp tú tài 100% chính là thước đo thành tích của tập thể cán bộ giáo viên của trường. Nhưng có một điều không ai phủ nhận được, đó là vai trò và đóng góp của của ban giám hiệu, trong đó phải kể đến vai trò của người hiệu trưởng. Tuy mới quản lý một trường THPT, công việc vô cùng mới mẻ nhưng cô hiệu trưởng – đã có gần 20 năm làm công tác hiệu trưởng một trường THCS (trong quận Gò Vấp) – đã “lèo lái” thành công. Dẫu rằng công việc điều hành bộ máy tổ chức của trường THPT khác xa với trường THCS nhưng do có kinh nghiệm từ vốn sống thực tế nên người nữ hiệu trưởng này đã biết vận dụng linh hoạt vào trong hoạt động của mình.
2. Rõ ràng trong công tác quản lý, người hiệu trưởng cần phải có trình độ và bản lĩnh. Vì nếu không “cao hơn quần chúng một cái đầu” thì e rằng khó thuyết phục được người khác, khó có sự nể trọng từ cấp dưới. Nhưng thực tế cho thấy như vậy vẫn khó thành công nếu người hiệu trưởng thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn sống thực tế. Nếu một phó hiệu trưởng thấu đáo được phần việc của một hiệu trưởng, biết cộng tác đắc lực với vị “thuyền trưởng” thì khi được bổ nhiệm lên chức hiệu trưởng họ sẽ không gặp trở ngại gì khi bắt tay vào công việc trong nhiệm kỳ đương chức. Do họ biết đúc kết những trải nghiệm không phải của mình mà từ người khác, rồi lấy trải nghiệm từ người khác đem “vận” vào mình theo các linh hoạt.
3. Thế nhưng, tại sao vẫn có hiệu trưởng thất bại trong cách quản lý? Lý do có nhiều nhưng có thể người hiệu trưởng đã thiếu kinh nghiệm hoặc không biết học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Vì vậy, không còn cách nào khác người hiệu trưởng phải vừa học vừa làm. Chính điều này đã gây khó khăn cho người khác mà chủ yếu là giáo viên và học sinh trong trường. Có một hiệu trưởng đã ra quy định chung cho toàn trường là, nếu học sinh đi học trễ thì bắt các em làm bản tự kiểm điểm rồi sau đó cho vào lớp. Tuy nhiên khi thấy tuần đầu tiên thực hiện không ổn, vị hiệu trưởng liền thay đổi chiến thuật: học sinh đi học trễ yêu cầu giám thị không cho vào lớp. Bị phụ huynh phản ánh, thế là hiệu trưởng lại ra quy định mới: vẫn cho các em đi trễ vào lớp nhưng phải có phụ huynh bảo lãnh. Nói là mới nhưng thực ra cách đó đã thực hiện ngay từ lần thử nghiệm đầu tiên nên cuối cùng “mèo lại hoàn mèo”. Hiện nay, ở một số trường phổ thông cũng xảy ra tình trạng hiệu trưởng thường xuyên thay đổi nội quy, quy định làm thầy và trò – là những người thực hiện “chạy theo” không kịp. Trong vấn đề này vị hiệu trưởng thiếu quyết đoán và thiếu cả tầm nhìn nhưng quan trọng là thiếu kinh nghiệm.
4. Kinh nghiệm làm cho người cán bộ “khôn lớn” hơn, ít bị thất bại trong quản lý, mà ít thất bại thì sẽ nhiều thành công. Cũng không thể đòi hỏi hơn vì có nhiều hiệu trưởng “tay ngang” chuyển từ phòng GD-ĐT sang, trước đó chưa một lần có tên trong ban giám hiệu một trường phổ thông nào. Những người đó có thể làm tốt mọi việc ở các bộ phận khác như ở phòng hoặc sở nhưng khi về trường lại thất bại vì thiếu kinh nghiệm. Thực tế cho thấy hiện có một số hiệu trưởng được phân bổ từ nhiều nguồn khác đưa về, chưa từng quản lý nhà trường nên vẫn còn “lóng ngóng” trong cách điều phối và vận hành công việc chung. Nếu được “hít thở” không khí lãnh đạo trong trường phổ thông khoảng vài ba năm may ra họ mới có đủ kinh nghiệm để làm nên chuyện.
Đừng bắt hiệu trưởng phải vừa học vừa làm quá nhiều như một người đi học nghề, vì người lãnh hậu quả của việc yếu kém trong quản lý không phải là hiệu trưởng mà là giáo viên, học sinh…
NGUYỄN HOÀNG ANH
Thực tế cho thấy hiện có một số hiệu trưởng được phân bổ từ nhiều nguồn khác về, chưa từng quản lý nhà trường nên vẫn còn “lóng ngóng” trong cách điều phối và vận hành công việc chung.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)