Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thử bàn cách viết hoa danh từ riêng trong Truyện Kiều

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sách giáo khoa văn 9 (NXBGD, 2001, trang 74) viết: Giác Duyên bèn gửi nàng đến tạm trú chân tại nhà một người đàn bà hay lui tới cửa chùa gọi là Bạc Bà. Chữ (viết hoa) khiến học sinh và cả thầy cô giáo hiểu mụ Bạc ấy tên là Bà! Nếu cái mụ buôn người ấy có tên là Bà, hóa ra Nguyễn Du rất vụng về: để nhiều nhân vật cùng một tên: Hoạn Bà, Tú Bà, Vương Bà…
Cũng như vậy Thúc Sinh (Sinh viết hoa) hóa ra Kim Trọng còn có tên là sinh: Sinh đà có ý đợi chờ, Sinh rằng: lân lý ra vào và các câu 337 – 401 – 401 – 419 – 435!
Làm gì có chuyện Nguyễn Du lẩn thẩn như thế. Khổ nỗi ngày xưa chữ Hán, chữ Nôm không viết hoa như chữ Quốc ngữ ngày nay mới có sự không thống nhất kể trên.
Các nhà nghiên cứu xưa nay cũng vậy. Xin lấy một câu Kiều: Hỏi tên rằng Mã giám sinh, nhà thơ Tản Đà viết: Mã giám sinh (viết hoa chữ giám), học giả Đào Duy Anh ghi: Mã giám sinh (hai chữ giám sinh viết thuờng). Sách giáo khoa: Mã Giám Sinh (ba chữ đều viết hoa)!
Trong các bài viết (có lẽ đến 150 bài) về Truyện Kiều cho chuyên mục: Cảo thơm lần giở này, chúng tôi ghi các danh từ riêng theo một quan điểm, cách gọi của người Trung Quốc. Ví như chữ sinh, cuốn từ điển lớn nhất của TQ (Từ Hài Từ điển) viết rõ: Tự Hán dĩ lai nho giả giai hiệu sinh (từ đời Hán đến giờ, người theo học đạo nho đều gọi là sinh), sinh còn gọi là tử của người nam giới tự xưng (nam tử chi xưng). Ở trang 906 cột 5 còn đưa ví dụ: Lỗ sinh, Đổng sinh, Lưu sinh
Như vậy chữ Thúc sinh tức anh chàng học sinh họ Thúc. Mã giám sinh tức anh giám sinh họ Mã, Tú bà: bà già họ Tú, Bạc bà: bà họ Bạc, Hoạn bà: bà già họ Hoạn, Vương ông: ông già họ Vương, Thúc ông: ông già họ Thúc, Hoạn thư: cô tiểu thư họ Hoạn.
Tất cả những chữ: bà, ông, thư sinh chúng tôi đều không viết hoa.
Làm điều ấy có ý nghĩa gì? Có hai đích cần đạt: tính khoa học, chính xác và nhắc người đọc luôn nhớ đây là câu chuyện của người TQ.
Một điều kỳ diệu đã xảy ra. Nguyễn Du lấy câu chuyện của Trung Quốc, tình tiết diễn biến của TQ, địa lí – lịch sử của TQ, nhất là nhân vật: nhân vật TQ. Thậm chí cụ Nguyễn còn lấy nhiều tư liệu thơ văn TQ làm chất liệu cho tập thơ của mình. Đã có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn tiên sinh đã dịch từ một tiểu thuyết văn xuôi của Tàu thành truyện thơ Việt Nam! Không phải như vậy, tất cả “nguyên liệu” là của TQ nhưng bất cứ người dân Việt Nam nào cũng cho rằng đấy là truyện viết về người Việt, tâm hồn Việt, núi sông Việt, lịch sử Việt. Giới nghiên cứu Truyện Kiều hẳn phải tự đặt cho mình trách nhiệm lí giải điều ấy.
LÊ XUÂN LÍT

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)