Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đột phá đổi mới giáo dục – vết dầu loang mãi

Tạp Chí Giáo Dục

Vt đi mi rõ rt nht ca ngành giáo dc TP.HCM là giáo viên đã mnh dn, ch đng sáng to trong môn hc. T nhng dè dt ban đu, đến nay đã có không ít s đt phá ca giáo viên mang đến tín hiu tích cc trong môn hc và s ham thích ca hc sinh.


Hc sinh lp 8 Trưng THCS Hà Huy Tp (Q.Bình Thnh) hc m thu trưng ĐH

T dè dt cho đến đt phá mnh m

Mới đây, Tổ lịch sử Trường THPT Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh) đã mạnh dạn tổ chức dự án học tập cho học sinh lớp 10 với dự án “Việt Nam di sản – qua cảm nhận của học sinh Phan Đăng Lưu”. Tham gia vào dự án, thay vì học theo kiểu thầy đọc – trò chép; thầy chiếu – trò chép, học sinh được trực tiếp thực hiện những hoạt động, chủ động tìm hiểu kiến thức về di sản văn hóa Việt Nam, thể hiện những kiến thức đó dưới nhiều hình thức như: Thiết kế và làm mô hình di sản văn hóa; vẽ tranh di sản; thiết kế poster; thể hiện di sản qua các làn điệu dân ca Bắc bộ, đờn ca tài tử, chèo…

Lần đầu tiên triển khai dự án học tập môn học với 3 lớp 10 phụ trách giảng dạy trong năm học này, cô Vũ Thị Toan (giáo viên môn lịch sử của Trường THPT Phan Đăng Lưu) gọi việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học dự án là nỗ lực “vượt lên chính mình” của cả cô và trò. Bởi cô mạnh dạn làm mới môn học, bước ra ngoài khoảng an toàn, trao cho học sinh cơ hội để trải nghiệm; học sinh mạnh dạn khám phá và thể hiện được năng lực của mình. Kết quả “gặt” được là học sinh ham thích nhiều hơn với môn học, yêu môn học từ chính những trải nghiệm đó. “Khá bất ngờ với các sản phẩm của học sinh khi cho thấy sự sáng tạo, độc đáo, mô phỏng gần như đúng di sản mà các em tìm hiểu. Khi thiết kế, tìm hiểu về một di sản, các em đã tự mình trang bị thêm những hiểu biết về di sản đó, đồng thời sẽ có thêm những kiến thức mới qua các sản phẩm mà bạn bè mình thể hiện. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã giúp học sinh thấy được sự đột phá trong chương trình mới ở môn học, từ đó tạo cảm hứng học tập cho các em”, cô Toan phấn khởi nói.

Nhìn từ môn học, cô Toan đánh giá, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là cơ hội để giáo viên đa dạng hóa các phương thức tiếp cận học sinh; học sinh được trải nghiệm, thực hiện sản phẩm. Chương trình mới đang tạo điều kiện để giáo viên và môn học đến gần với học sinh, nếu giáo viên kết hợp thêm ứng dụng CNTT trong lớp học, sự hỗ trợ của ban giám hiệu nhà trường thì học sinh sẽ dễ dàng phát triển được bản thân.


Giáo viên và hc sinh Trưng THPT Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thnh) xem các sn phm trong d án hc tp môn lch s ln đu tiên đưc trin khai  lp 10

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học 2023-2024 là năm đầu tiên cô Mai Đình Minh Anh (giáo viên môn mỹ thuật của Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh) mạnh dạn đổi mới tiết học cho học sinh lớp 8 ở… trường ĐH. Bước ra khỏi không gian lớp học truyền thống, học sinh được trải nghiệm học tập trong một không gian học thuật hoàn toàn mới, đậm đặc về mỹ thuật, hội họa. Theo đó, thay vì giáo viên trình chiếu, học sinh vẽ lại, tại không gian học tập mới, học sinh được tham quan Không gian học thuật của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM với sự dẫn dắt, giới thiệu của giảng viên nhà trường. Từ đó, các em có sự hình dung về các loại hình hội họa, lựa chọn ký họa lại bức tranh mà mình ấn tượng nhất. “Việc đổi mới môn học mở rộng ra những không gian mới và cách tiếp cận mới đã giúp môn học trở nên thú vị, việc học hiệu quả hơn rất nhiều. Với sự đổi mới này cũng giúp khắc phục được những hạn chế trong giảng dạy môn mỹ thuật ở trường phổ thông hiện nay là khó khăn về phòng ốc, đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu của bộ môn”, cô Minh Anh nhận định.

Hiu trưng là “đim ta”

Để bước ra khỏi vùng an toàn của sự đổi mới, làm mới mình, làm mới môn học trong năm học này, cô Mai Đình Minh Anh cho biết, chính hiệu trưởng nhà trường là người khuyến khích, động viên giáo viên làm. Vì chỉ có mạnh dạn làm mới có thể thu hút được học sinh trong môn học, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng. “Hiệu trưởng là người liên hệ với Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM để giáo viên đưa học sinh qua học tập trải nghiệm. Và hiệu trưởng cũng là người động viên giáo viên mạnh dạn làm, cùng với đội ngũ xây dựng kế hoạch triển khai như thế nào cho hiệu quả nhất. Toàn bộ học sinh lớp 8 đều được học tập trải nghiệm môn mỹ thuật bằng hình thức này, các em và phụ huynh đều rất thích thú”, cô Minh Anh bày tỏ.

Thầy Lê Trúc Hưng (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Phan Đăng Lưu) thừa nhận, dù đã là năm thứ 2 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở bậc THPT, giáo viên đã được tập huấn, bồi dưỡng về chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, được học về đổi mới phương pháp…, song để có thể thay đổi bài bản, hiệu quả phương thức tiếp cận học sinh trong môn học thì không phải dễ dàng.

Thầy Hưng phân tích: Khi bắt tay vào thực hiện một dự án học tập môn học, điều giáo viên ngán nhất là… sợ sai do chưa tự tin vào sự đổi mới của mình. Từ đó dẫn đến tâm lý chờ đợi, e dè. Thực tế dù đã là năm thứ 2 đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa ở bậc THPT nhưng giáo viên vẫn phải vừa dạy vừa dò, từng bước thay đổi, điều chỉnh cách tiếp cận và kiểm tra đánh giá để phù hợp nhất với học sinh. “Để có thể thực hiện dự án bộ môn đầu tiên trong năm học này là cả một quá trình thay đổi trong tư duy của giáo viên. Đó là còn chưa kể đến kinh phí, thời gian để thực hiện dự án. Chính hiệu trưởng nhà trường đã động viên, đồng hành tiếp lửa cho giáo viên cả về tinh thần, nguồn lực, thời gian để thầy cô mạnh dạn làm, không sợ sai; là điểm tựa để thầy cô mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, mang đến làn gió mới trong môn học. Với sự đồng hành đó, giáo viên thấy được rằng đổi mới không phải là áp lực, khó khăn, thầy cô chủ động giao việc, trao quyền cho học sinh; học sinh được thể hiện vai trò làm MC, diễn giả, nghệ sĩ, với sự định hướng về kiến thức từ giáo viên”, thầy Hưng cho biết.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)