Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Những người thầy mê văn nghệ

Tạp Chí Giáo Dục

Vi tinh thn đam mê văn ngh, thy Lê Thái Hà (T trưng b môn Giáo dc quc phòng – an ninh Trưng THPT Trn Khai Nguyên, Q.5) và thy Phan Phng Hip (T phó T toán Trưng THPT Mc Đĩnh Chi, Q.6) đã biến nhng bui hc áp lc, căng thng tr nên vui tươi, thoi mái, hc sinh tiếp thu kiến thc nhanh, hiu qu. Thông qua văn ngh, thy Hà và thy Hip còn to môi trưng hc tp thân thin, giúp hc sinh đến trưng luôn vui.


Thy Phan Phng Hip (T phó T toán Trưng THPT Mc Đĩnh Chi, Q.6) đang dâng trào cm xúc vi bài hát “Nhng điu thy chưa k

Vui đ dy tt hc tt

Dù rất bận rộn với công tác chuyên môn nhưng thầy Hà vẫn dành tình yêu đối với hoạt động văn nghệ. Thầy Hà cho biết, thời trung học thầy đã mê ca hát. Những hoạt động văn nghệ do trường hay địa phương tổ chức thầy đều tham gia và gặt hái được các giải thưởng. Vốn có tình yêu với văn nghệ nên khi nhập ngũ, thầy Hà càng có nhiều cơ hội để thể hiện đam mê. Nhờ những “cây văn nghệ” như thầy Hà, đơn vị lúc nào cũng vui vẻ, rộn vang tiếng cười và hoàn thành nhiệm vụ.

Sau khi xuất ngũ và trở thành thầy giáo, niềm đam mê văn nghệ trong thầy Hà ngày càng lớn. Để nâng cao khả năng ca hát, thầy Hà đã đăng ký học một số lớp luyện thanh để biết cách ngân nga, lên xuống nhịp. Nhờ năng khiếu bẩm sinh cùng với các lớp đào tạo, giọng hát của thầy Hà ngày càng khỏe, đầy nội lực khiến người nghe thích thú, nhất là học sinh của thầy. Những buổi lên lớp, thầy đều dành ít phút để giao lưu văn nghệ với học sinh rồi mới bắt đầu tiết học. “Môn giáo dục quốc phòng vốn dĩ khô khan, khó hiểu. Mỗi khi đến tiết học này, một số học sinh cảm thấy sợ và dễ buồn ngủ. Vì vậy, khi dạy những bài về lịch sử truyền thống, về quân đội, công an nhân dân Việt Nam, tôi đều lồng ghép những tiết mục văn nghệ như hát, diễn kịch để học sinh tham gia. Nhờ vậy, những tiết dạy giáo dục quốc phòng trở nên sinh động, học sinh hào hứng, tiếp thu bài tốt. Không những vậy, hoạt động văn nghệ còn tạo tinh thần gắn kết giữa thầy và trò, tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ, bày tỏ những khó khăn, vướng mắc trong học tập để thầy và trò cùng nhau giải quyết”, thầy Hà chia sẻ.

Với tinh thần văn nghệ, thầy Hà được nhà trường tin tưởng giao phụ trách phần văn nghệ vào những dịp quan trọng như: Lễ khai giảng, lễ tổng kết, các ngày lễ lớn… Nhờ được thầy Hà hướng dẫn kỹ thuật biểu diễn, hát hò nên nhiều học sinh mạnh dạn tham gia văn nghệ mỗi khi trường, lớp phát động.

Không chỉ tham gia văn nghệ ở trường, lớp, thầy Hà còn tham dự nhiều cuộc thi văn nghệ ở phường, quận, ngành giáo dục và giành một số giải thưởng phong trào. Suốt 6 năm liền, thầy Hà đều giành các giải nhì, ba Hội thi Tiếng hát người thầy do Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM tổ chức. “Tôi hát được nhiều thể loại nhưng thích nhất là những bài hát về chủ đề đất nước, Bác Hồ, đặc biệt về thầy cô. Vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm, tôi đều dành thời gian để tham gia văn nghệ do ngành tổ chức. Mỗi khi cất tiếng hát về thầy cô tôi lại nhớ về thời học sinh của mình. Thông qua bài hát, tôi có thể tri ân thầy cô đã dìu dắt tôi nên người, đồng thời nhắc nhở các em học sinh ngày nay phải biết ơn và tôn trọng thầy cô”, thầy Hà bày tỏ.


Thy Lê Thái Hà (T trưng b môn Giáo dc quc phòng – an ninh Trưng THPT Trn Khai Nguyên, Q.5) đang d Hi thi Tiếng hát ngưi thy

Vic dy vn là chính

Xuất thân từ CLB Văn nghệ của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đến nay dù đã xa rồi thời sinh viên và trở thành thầy giáo nhưng tình yêu văn nghệ của thầy Hiệp luôn bùng cháy. Thầy Hiệp kể, sau khi tốt nghiệp, thầy được phân công về Trường THPT Mạc Đĩnh Chi giảng dạy. Ở đây, phong trào văn nghệ hoạt động mạnh mẽ nên giúp thầy có cơ hội thể hiện đam mê của mình. “Tôi hát bằng cảm xúc, tự tập luyện chứ không qua trường lớp. Hoạt động văn nghệ của tôi để vui, thư giãn sau những giờ dạy học căng thẳng. Thông qua những ca khúc còn giúp tôi nuôi dưỡng tâm hồn, hỗ trợ công tác dạy học trở nên nhẹ nhàng, vui tươi hơn”, thầy Phụng Hiệp chia sẻ.

Thầy Hiệp cho biết, thầy thích nhất là những bài hát về thầy cô, trong đó “Những điều thầy chưa kể” của nhạc sĩ Trần Thanh Sơn làm thầy dâng trào cảm xúc nhất mỗi khi cất cao giọng hát. Trong Hội thi Tiếng hát người thầy do Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM tổ chức nhân dịp 20-11, thầy Hiệp cũng chọn bài hát này để dự thi. “Tôi cũng từng là học sinh, được thầy cô dạy bảo. Khi trở thành thầy giáo dạy lại cho học sinh, tôi thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm mà người thầy dành cho học sinh của mình. Từ bài hát “Những điều thầy chưa kể” tôi vừa có thể bày tỏ sự tri ân với thầy vừa nói lên cho học sinh biết tình cảm mà thầy dành cho các em học sinh thân yêu của mình”, thầy Hiệp chia sẻ.

Nhờ biết hát nên mỗi khi thấy lớp học căng thẳng hay vào những tiết sinh hoạt chủ nhiệm thầy Hiệp thường hát cho học sinh nghe để các em vui, không cảm thấy áp lực mỗi khi đến lớp. “Hiện nay, các em phải học Chương trình phổ thông 2018 nên phải học nhiều, căng thẳng. Là một người thầy, đặc biệt là dạy bộ môn toán, tôi không quá khắt khe mà luôn tạo cảm giác cho các em thoải mái để học tập tốt”, thầy Hiệp bày tỏ.

Dù văn nghệ để vui nhưng mỗi khi biểu diễn cho học sinh thưởng thức, thầy Hiệp luôn làm sao để tiết mục chỉn chu nhất có thể. Từ cách chọn bài hát phù hợp đến cách ăn mặc đều đúng chuẩn người thầy để học sinh xem văn nghệ vui nhưng vẫn tôn trọng mình. “Thích hát nhưng tôi luôn ưu tiên công việc chính là giảng dạy và tìm ra những phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả nhất, giúp học sinh tiếp thu nhanh, đạt thành tích cao trong học tập”, thầy Hiệp nói.

Cùng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, hoạt động văn hóa, văn nghệ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như hoạt động của các nhà trường. Không chỉ tạo ra sân chơi bổ ích, lành mạnh, không khí vui tươi, phấn khởi, gắn kết trong giáo viên, học sinh, hoạt động này còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

H Trinh

Bình luận (0)