Tính đến năm học 2008-2009, có khoảng 400 nghìn trẻ khuyết tật (TKT) được đi học, chiếm 40% trong tổng số hơn một triệu TKT trên cả nước. Con số ấy dù chưa lớn, song có phần công sức, trí tuệ không nhỏ của những thầy giáo, cô giáo không chỉ tận lực, mà còn tậm tâm chăm sóc, dạy dỗ các em như chính người mẹ, người cha chăm chút cho những đứa con thân yêu.
184 giáo viên (GV) đại diện cho hàng chục nghìn GV dạy TKT vừa vinh dự có mặt tại buổi lễ tuyên dương GV dạy giỏi TKT toàn quốc do Bộ GD-ĐT tổ chức lần thứ hai lại vừa có dịp gặp gỡ, sẻ chia những niềm vui và cả những nỗi trăn trở…
Cho em niềm vui tới trường
Nếu như năm học 2003-2004, cả nước có trên 107 nghìn TKT đi học hòa nhập tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục chuyên biệt, thì tới năm học 2008-2009, con số ấy đã tăng lên 400 nghìn TKT. TKT đi học không chỉ tập trung ở mầm non, tiểu học, mà còn ở cấp trung học và thậm chí cả ở CĐ, ĐH. Thống kê ở các tỉnh, thành phố trong năm học 2008-2009 cho thấy, tỷ lệ TKT ở độ tuổi tiểu học đi học đạt 67%, tỷ lệ này còn cao hơn ở cấp mầm non và THCS.
184 giáo viên (GV) đại diện cho hàng chục nghìn GV dạy TKT vừa vinh dự có mặt tại buổi lễ tuyên dương GV dạy giỏi TKT toàn quốc do Bộ GD-ĐT tổ chức lần thứ hai lại vừa có dịp gặp gỡ, sẻ chia những niềm vui và cả những nỗi trăn trở…
Cho em niềm vui tới trường
Nếu như năm học 2003-2004, cả nước có trên 107 nghìn TKT đi học hòa nhập tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục chuyên biệt, thì tới năm học 2008-2009, con số ấy đã tăng lên 400 nghìn TKT. TKT đi học không chỉ tập trung ở mầm non, tiểu học, mà còn ở cấp trung học và thậm chí cả ở CĐ, ĐH. Thống kê ở các tỉnh, thành phố trong năm học 2008-2009 cho thấy, tỷ lệ TKT ở độ tuổi tiểu học đi học đạt 67%, tỷ lệ này còn cao hơn ở cấp mầm non và THCS.
Giờ học tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: TTXVN
|
Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, số lượng TKT được đi học ngày càng nhiều là minh chứng cho sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc tăng cường cơ hội cho TKT được đến trường. Còn đối với những người trong ngành, kết quả ấy có được là nhờ những nỗ lực bền bỉ, tấm lòng tận tụy của những thầy, cô giáo không quản vất vả, mang lại cho các em HS thiếu may mắn niềm vui tới trường. Câu chuyện về cô giáo Đinh Thị Lan, Trường Tiểu học Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh – một trong những tấm gương tiêu biểu dạy TKT được cả nước biết đến tại hội nghị tuyên dương của Bộ GD-ĐT là minh chứng cho điều ấy. Cô đón HS Hoài Thương vào học lớp 3 khi đã 14 tuổi, song em chỉ nhỏ như lên 6, dị tật toàn thân, vận động khó khăn, chỉ nằm và ngồi do di chứng chất độc da cam, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải dựa vào mẹ, ông bà nội. Hoàn cảnh gia đình Thương rất khó khăn, bố mất sớm, mẹ không có việc làm, em trai Thương cũng bị tật nguyền. Bằng tấm lòng thương yêu và tinh thần trách nhiệm, cô giáo Lan đã dày công chăm sóc, dạy dỗ em Thương đạt kết quả học tập đáng khâm phục, đạt giải đặc biệt trong hội thi viết chữ đẹp cấp TP. Ngoài ra còn không ít những tấm gương gắn bó nhiều năm với công tác giáo dục TKT, tiêu biểu như cô giáo Trần Thị Thảo (Tiểu học Bình Minh – Hà Nội) 17 năm là Hiệu trưởng trường dạy TKT, có 3 sáng kiến kinh nghiệm, 8 đề tài cấp TP về giáo dục TKT; cô giáo Nguyễn Thị Đậm (Tiểu học Tân Kỳ – Hải Dương) 14 năm dạy TKT, có HS khiếm thị đoạt HCĐ môn bơi lội tại Para Game 22; cô giáo Lê Thị Tuyến (Tiểu học Đông Hòa – Thanh Hóa) mỗi năm huy động được hơn 20 TKT đến lớp…
700 nghìn TKT chưa được đi học
Con số ấy không chỉ phản ánh sự thiệt thòi của những đứa trẻ thiếu may mắn, mà còn là nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục nói chung và những người quan tâm, chăm lo cho TKT nói riêng. Theo Bộ GD-ĐT, suốt một thời gian dài, hoạt động giáo dục TKT không nhận được sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp, ngành nên việc triển khai giáo dục TKT ở các địa phương còn nhiều lúng túng, mang tính tự phát. Điều đó khiến nhiều TKT chưa được đến trường hoặc thiếu cơ hội lựa chọn trường, lớp phù hợp hoặc cơ hội học lên các bậc học cao hơn.
Cũng bởi thế, nguồn nhân lực cho giáo dục TKT vẫn còn yếu – cả nước chỉ có 10 cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt. Mới có khoảng 1.500 GV được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục TKT ở trình độ ĐH, CĐ, còn lại hầu hết đều chỉ học qua các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc tự học. Trong khi ấy, chương trình, tài liệu giáo dục TKT còn thiếu thốn, một số nơi việc giáo dục TKT dựa vào sự tâm huyết của GV là chính. Nguồn ngân sách chi cho giáo dục hằng năm đều tăng, song lại chưa có mục chi riêng tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của giáo dục TKT. Kinh phí cho giáo dục TKT trong thời gian qua chủ yếu dựa vào sự tài trợ nên không bền vững, nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt của TKT hầu như chưa có. Và chính Bộ GD-ĐT, mặc dù có ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các cấp học, nhưng lại không dành cho TKT phương tiện đặc thù. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) Trần Thị Thảo cho biết: Dù có gần 20 năm triển khai công tác giáo dục TKT song nhà trường vẫn phải tự xoay sở là chính, từ việc xây dựng chương trình, thiết kế giáo án đến việc làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với TKT. Một nội dung chương trình, một phương pháp giáo dục lại không thể áp dụng chung với tất cả TKT, vì vậy GV phải linh hoạt điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng HS, từng giai đoạn phát triển của HS nên đòi hỏi phải dành nhiều công sức, trong khi ấy, các chế độ, chính sách với GV dạy TKT còn hạn chế…
Thực tế ấy cho thấy, mục tiêu đạt 70% TKT đi học vào cuối năm nay của Chiến lược giáo dục Việt Nam khó có thể đạt. Chặng đường của những người làm công tác chăm sóc, giáo dục TKT sẽ còn không ít gập ghềnh khi những khoảng trống ấy chưa được lấp đầy.
700 nghìn TKT chưa được đi học
Con số ấy không chỉ phản ánh sự thiệt thòi của những đứa trẻ thiếu may mắn, mà còn là nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục nói chung và những người quan tâm, chăm lo cho TKT nói riêng. Theo Bộ GD-ĐT, suốt một thời gian dài, hoạt động giáo dục TKT không nhận được sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp, ngành nên việc triển khai giáo dục TKT ở các địa phương còn nhiều lúng túng, mang tính tự phát. Điều đó khiến nhiều TKT chưa được đến trường hoặc thiếu cơ hội lựa chọn trường, lớp phù hợp hoặc cơ hội học lên các bậc học cao hơn.
Cũng bởi thế, nguồn nhân lực cho giáo dục TKT vẫn còn yếu – cả nước chỉ có 10 cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt. Mới có khoảng 1.500 GV được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục TKT ở trình độ ĐH, CĐ, còn lại hầu hết đều chỉ học qua các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc tự học. Trong khi ấy, chương trình, tài liệu giáo dục TKT còn thiếu thốn, một số nơi việc giáo dục TKT dựa vào sự tâm huyết của GV là chính. Nguồn ngân sách chi cho giáo dục hằng năm đều tăng, song lại chưa có mục chi riêng tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của giáo dục TKT. Kinh phí cho giáo dục TKT trong thời gian qua chủ yếu dựa vào sự tài trợ nên không bền vững, nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt của TKT hầu như chưa có. Và chính Bộ GD-ĐT, mặc dù có ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các cấp học, nhưng lại không dành cho TKT phương tiện đặc thù. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) Trần Thị Thảo cho biết: Dù có gần 20 năm triển khai công tác giáo dục TKT song nhà trường vẫn phải tự xoay sở là chính, từ việc xây dựng chương trình, thiết kế giáo án đến việc làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với TKT. Một nội dung chương trình, một phương pháp giáo dục lại không thể áp dụng chung với tất cả TKT, vì vậy GV phải linh hoạt điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng HS, từng giai đoạn phát triển của HS nên đòi hỏi phải dành nhiều công sức, trong khi ấy, các chế độ, chính sách với GV dạy TKT còn hạn chế…
Thực tế ấy cho thấy, mục tiêu đạt 70% TKT đi học vào cuối năm nay của Chiến lược giáo dục Việt Nam khó có thể đạt. Chặng đường của những người làm công tác chăm sóc, giáo dục TKT sẽ còn không ít gập ghềnh khi những khoảng trống ấy chưa được lấp đầy.
Thống Nhất / Hà Nội mới
Bình luận (0)