Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị dị ứng động vật có vỏ

Tạp Chí Giáo Dục

Động vật có vỏ chia thành hai loại là họ giáp xác bao gồm cua, tôm hùm, tôm biển, tôm đồng. Và nhóm những động vật thân mềm như nghêu, trai, sò, mực, bạch tuộc cũng được xếp vào nhóm động vật có vỏ.
Về cơ bản, khi bạn bị dị ứng với tôm hay động vật có vỏ khác, cơ thể bạn sẽ phản ứng thái quá với sự hiện diện của một loại protein gọi là tropomyosin có trong chúng. Cơ thể bạn coi loại protein này là một mối đe dọa và để phòng thủ, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể, histamine và các hóa chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng và thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
Động vật có vỏ chia thành hai loại là họ giáp xác và họ động vật thân mềm.
Động vật có vỏ chia thành hai loại là họ giáp xác và họ động vật thân mềm.
Một số người chỉ bị dị ứng với một trong hai nhóm động vật có vỏ kể trên những cũng có những người dị ứng với cả hai nhóm với các phản ứng nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng dị ứng động vật có vỏ cần chú ý
Mặc dù có thể sẽ mất một thời gian sau khi ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng nhưng hầu hết các phản ứng này phát triển trong vòng vài phút.
Các triệu chứng dị ứng động vật có vỏ có thể bao gồm:
– Ngứa ran trong miệng
– Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa
– Triệu chứng đường thở: khó thở, nghẹt thở hoặc thở khò khè
– Các phản ứng trên da bao gồm ngứa, nổi mề đay hoặc viêm da thể eczema (chàm), da có thể đổi sang màu tái nhợt hoặc xanh
– Phù mạch bao gồm: sưng nề mặt, môi, lưỡi, cổ họng, vùng tai, ngón tay hoặc bàn tay
– Chóng mặt, hoa mặt hoặc ngất xỉu.
Sẽ mất một thời gian sau khi ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng
Mặc dù có thể sẽ mất một thời gian sau khi ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng nhưng hầu hết các phản ứng này phát triển trong vòng vài phút.
Dị ứng động vật có vỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị dị ứng động vật có vỏ có thể sẽ trải qua các dấu hiệu và triệu chứng giống với người lớn. Nhưng điều quan trọng là trẻ nhỏ chưa biết nói sẽ không biết diễn đạt những gì chúng đang trải qua nên cha mẹ cần chú ý quan sát những vết sưng, phát ban bất thường hay các dấu hiệu cho thấy em bé đang khó thở (thở rút lõm lồng ngực).
Các dấu hiệu khác bao gồm da quanh môi và móng tay chuyển sang màu xanh.
Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi bị dị ứng động vật có vỏ được gọi là sốc phản vệ và nạn nhân cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Các dấu hiệu của sốc phản vệ bao gồm:
– Khó thở do cổ họng sưng, cảm giác có vật chèn trong họng
– Mạch đập nhanh, khó bắt
– Chóng mặt cực độ hoặc mất ý thức
– Buồn nôn hoặc nôn mửa
– Đau bụng dữ dội
– Huyết áp tụt nghiêm trọng hoặc không đo được.
Lưu ý là các triệu chứng dị ứng động vật có vỏ có thể khác nhau giữa mỗi người, có người gặp phản ứng rất nhẹ và trong thời gian ngắn; nhưng lại có người bị phản ứng nghiêm trọng và kéo dài. Các triệu chứng sẽ có xu hướng tệ hơn theo thời gian nếu không được can thiệp sớm.
Phân biệt ngộ độc thịt động vật có vỏ và dị ứng động vật có vỏ
Dị ứng không phải là tình trạng y tế duy nhất có liên quan tới động vật có vỏ. Ngộ độc thịt động vật có vỏ cũng có thể xảy ra do chúng bị ô nhiễm bởi chất độc tảo đơn bào hai roi gây thủy triều đỏ. Tảo đơn bào này tạo ra chất độc thần kinh saxitoxin, có khả năng chịu được khi nấu chín.
Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa ran hoặc nóng rát trong miệng, chuột rút, ngứa tứ chi, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy. Triệu chứng thường phát triển từ 5 đến 30 phút sau khi ăn thịt động vật có vỏ bị nhiễm độc
 Dị ứng không phải là tình trạng y tế duy nhất có liên quan tới động vật có vỏ.
Dị ứng không phải là tình trạng y tế duy nhất có liên quan tới động vật có vỏ.
Cách chăm sóc khi bị dị ứng động vật có vỏ tại nhà
Không có biện pháp khắc phục tại nhà cho người bị dị ứng động vật có vỏ và bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế từ các bác sĩ ngay lập tức. Tuy nhiên, mọi người có thể kiểm soát bằng cách phòng ngừa những thực phẩm có liên quan tới nhóm động vật này.
Hãy tránh các thực phẩm như tôm hùm, tôm biển hay các loại giáp xác khác. Cá có vây mặc dù đã được chứng minh không liên quan tới động vật có vỏ nhưng sự lây nhiễm chéo có thể xảy ra nên bạn nên xem xét tới việc tránh hải sản hoàn toàn nếu như bạn có tiền sử bị dị ứng động vật có vỏ ở mức độ nghiêm trọng.
Hãy tránh các thực phẩm như tôm hùm, tôm biển hay các loại giáp xác khác.
Hãy tránh các thực phẩm như tôm hùm, tôm biển hay các loại giáp xác khác.
Mặc dù tử vong do sốc phản vệ khi ăn động vật có vỏ là rất hiếm nhưng dị ứng động vật có vỏ lại khá phổ biến và hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng những người vừa bị hen suyễn và vừa bị dị ứng động vật có vỏ nên mang theo epinephrine để phòng ngừa trong các trường hợp khẩn cấp – là thuốc điều trị đầu tay cho sốc phản vệ.
Còn đối với các phản ứng dị ứng nhẹ như phát ban, mẩn ngứa thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine. Tuy vậy, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe.
Ngoài ra, cần nhớ rằng bất cứ ai cũng có nguy cơ bị dị ứng động vật có vỏ – ngay cả khi bạn từng ăn trước đó mà không có vấn đề gì. Mặc dù mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhưng tỷ lệ người lớn gặp phải thường nhiều hơn – theo thống kê thì có khoảng 60% những người bị dị ứng động vật có vỏ lần đầu tiên khi trưởng thành.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)