Đến nay (19.6) đã có đến 2/3 số địa phương công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, một số địa phương chưa công bố trên mạng, nhưng các mạng nhắn tin đã nhanh chóng thông báo tới từng thí sinh.
Dư luận đang xôn xao về tỉ lệ thi tốt nghiệp năm nay với những cụm từ “cao ngất ngưởng”, “tăng đột biến”… nhưng cả xã hội vẫn “mừng” cho các HS. Nhưng từ điểm cụ thể của từng thí sinh, có hai vấn đề được đặt ra: Điểm đã phản ánh đúng chất lượng của học sinh, hay thi để chỉ để được cấp bằng tốt nghiệp?
Tấm bằng tốt nghiệp thực tế không có giá trị và được xã hội coi trọng, chỉ là mốc đánh dấu kết quả học tập của bậc học phổ thông, vì thế có cần thiết tốn kém tiền của, công sức để tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp khi mà tỉ lệ đỗ đã đạt đến mức mà có thể tiến tới phổ cập bậc học phổ thông. Kỳ thi ĐH-CĐ mới thực sự được các HS coi trọng, đầu tư công sức.
“Kết quả thi của từng địa phương được thông báo trên mạng. Tôi xem kết quả của các địa phương như Hải Phòng, Cần Thơ, Ninh Bình, TP.Hồ Chí Minh và Đồng Tháp, có thể nói đỏ mắt mới tìm thấy thí sinh đạt điểm loại khá và loại giỏi. Phải đến 90% số thí sinh xếp loại tốt nghiệp trung bình. Số điểm của từng môn đã thể hiện rất rõ xu hướng học sinh (HS) đầu tư theo môn thi ĐH-CĐ.
Số HS đạt điểm cao thuộc các môn Anh, toán, hoá. Một HS tâm sự trên diễn đàn mạng cho biết : Đối với em chỉ cần đầu tư vào 2 môn hoá và toán là đã đạt được 2/3 tổng điểm thi tốt nghiệp, còn lại 4 môn kia tà tà, cốt rằng không rơi vào điểm liệt là được, vì 2 môn học thuộc lòng vừa mất thời gian, vừa tốn công sức.
Tôi tin đó cũng là suy nghĩ chung của đại đa số HS tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây. Từ khi Bộ GDĐT bỏ tuyển thẳng đối tượng HS giỏi đã phân hoá ý thức thi cử trong các em HS. Điều đó hoàn toàn có cơ sở qua kết quả thi tốt nghiệp năm nay”. Đó là ý kiến của bạn đọc Bùi Chí Đông (phường Trung Dũng, TP.Biên Hoà, Đồng Nai) gửi về diễn đàn Lao Động.
Cũng có nhiều ý kiến trái chiều về kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm nay, không thể nói rằng tất cả các hội đồng thi tốt nghiệp đều “buông lỏng” để các HS có điều kiện làm bài tốt. Tỉ lệ tốt nghiệp đạt thấp thì lại đổ tội cho thầy và trò, cho chất lượng giáo dục. Tỉ lệ tốt nghiệp cao thì lại nghi ngờ… Các em HS cũng như đội ngũ các thầy – cô giáo sẽ là người nói thật nhất về kết quả kỳ thi này. Kết quả kỳ thi ĐH-CĐ sẽ là câu trả lời về chất lượng giáo dục bậc học phổ thông.
Nhiều trường ĐH phải đốt đuốc tìm thí sinh, có trường mà thí sinh được cộng tới 3 điểm ưu tiên vẫn không đủ điểm sàn (13 điểm). Chất lượng giáo dục bậc ĐH cũng đã trở thành tâm điểm bàn luận tại nghị trường Quốc hội mà vẫn chưa tìm được giải pháp để nâng cao chất lượng.
Kết quả hai kỳ thi: Tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ là câu trả lời để Bộ GDĐT nhanh chóng đi đến một quyết định mà chúng tôi tin rằng sẽ nhận được sự đồng thuận từ xã hội. Đó là xét tốt nghiệp THPT và giữ kỳ thi ĐH-CĐ.
“Kết quả thi của từng địa phương được thông báo trên mạng. Tôi xem kết quả của các địa phương như Hải Phòng, Cần Thơ, Ninh Bình, TP.Hồ Chí Minh và Đồng Tháp, có thể nói đỏ mắt mới tìm thấy thí sinh đạt điểm loại khá và loại giỏi. Phải đến 90% số thí sinh xếp loại tốt nghiệp trung bình. Số điểm của từng môn đã thể hiện rất rõ xu hướng học sinh (HS) đầu tư theo môn thi ĐH-CĐ.
Số HS đạt điểm cao thuộc các môn Anh, toán, hoá. Một HS tâm sự trên diễn đàn mạng cho biết : Đối với em chỉ cần đầu tư vào 2 môn hoá và toán là đã đạt được 2/3 tổng điểm thi tốt nghiệp, còn lại 4 môn kia tà tà, cốt rằng không rơi vào điểm liệt là được, vì 2 môn học thuộc lòng vừa mất thời gian, vừa tốn công sức.
Tôi tin đó cũng là suy nghĩ chung của đại đa số HS tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây. Từ khi Bộ GDĐT bỏ tuyển thẳng đối tượng HS giỏi đã phân hoá ý thức thi cử trong các em HS. Điều đó hoàn toàn có cơ sở qua kết quả thi tốt nghiệp năm nay”. Đó là ý kiến của bạn đọc Bùi Chí Đông (phường Trung Dũng, TP.Biên Hoà, Đồng Nai) gửi về diễn đàn Lao Động.
Cũng có nhiều ý kiến trái chiều về kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm nay, không thể nói rằng tất cả các hội đồng thi tốt nghiệp đều “buông lỏng” để các HS có điều kiện làm bài tốt. Tỉ lệ tốt nghiệp đạt thấp thì lại đổ tội cho thầy và trò, cho chất lượng giáo dục. Tỉ lệ tốt nghiệp cao thì lại nghi ngờ… Các em HS cũng như đội ngũ các thầy – cô giáo sẽ là người nói thật nhất về kết quả kỳ thi này. Kết quả kỳ thi ĐH-CĐ sẽ là câu trả lời về chất lượng giáo dục bậc học phổ thông.
Nhiều trường ĐH phải đốt đuốc tìm thí sinh, có trường mà thí sinh được cộng tới 3 điểm ưu tiên vẫn không đủ điểm sàn (13 điểm). Chất lượng giáo dục bậc ĐH cũng đã trở thành tâm điểm bàn luận tại nghị trường Quốc hội mà vẫn chưa tìm được giải pháp để nâng cao chất lượng.
Kết quả hai kỳ thi: Tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ là câu trả lời để Bộ GDĐT nhanh chóng đi đến một quyết định mà chúng tôi tin rằng sẽ nhận được sự đồng thuận từ xã hội. Đó là xét tốt nghiệp THPT và giữ kỳ thi ĐH-CĐ.
Theo Lao Động
Bình luận (0)