Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dự thảo dạy học trực tuyến: Hướng mở để trường chủ động trong dạy học

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT va ban hành D tho thông tư v dy hc trc tuyến trong các đơn v giáo dc ph thông. Theo nhiu giáo viên, tinh thn ca d tho đã to cơ s, hành lang pháp lý đ các đơn v ch đng áp dng dy hc trc tuyến trong đơn v mình, tăng cưng tính t hc, t nghiên cu ca c giáo viên, hc sinh.


Giáo viên ti TP.HCM trong mt tiết dy trc tuyến trong thi gian hc sinh ngh chng dch Covid-19

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả thì từ phía giáo viên phải được tập huấn hơn nữa về CNTT, cơ sở vật chất của từng đơn vị phải có sự hoàn thiện. Bước đầu, chỉ nên áp dụng theo điều kiện của từng nhà trường.

Giúp các nhà trưng ch đng trong ging dy

Bày tỏ sự đồng tình với các nội dung nêu ra trong dự thảo, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.1) khẳng định, việc ban hành thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trước hết sẽ là cơ sở pháp lý giúp các nhà trường dễ dàng hơn trong thực hiện dạy học trực tuyến.

Cụ thể, theo thầy Cường, trong phần quy định chung, dự thảo đã giải thích rất rõ những từ ngữ xoay quanh dạy học trực tuyến, từ đó giúp nhà trường hiểu rõ hơn, thống nhất được cách hiểu để thực hiện đồng bộ. Đối với hình thức dạy học trực tuyến, dự thảo cũng đưa ra 3 hình thức, trong đó hình thức 1 dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp và hình thức 2 dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp, sẽ giúp các nhà trường tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược. “Khi dạy học trực tuyến được công nhận trở thành một phương pháp dạy học chính quy trong giáo dục sẽ giúp quỹ thời gian trên lớp học được tăng cường, giáo viên sẽ có nhiều hơn quỹ thời gian để thực hiện các hoạt động đổi mới, giúp học sinh tăng tính chủ động, tự học, tự nghiên cứu học liệu…”, thầy Cường phân tích.

Đối với hình thức dạy học số 3 nêu ra trong dự thảo là Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp, thầy Cường cho rằng sẽ giúp các nhà trường chủ động thích ứng trong trường hợp khi học sinh không thể đến trường. “Điều quan trọng nữa là sẽ giúp các nhà trường có kế hoạch rà soát lại hạ tầng kỹ thuật, kế hoạch chuẩn bị kho học liệu số, chuẩn bị nhân sự. Trong đó, đặc biệt là trang bị nền tảng công nghệ số cho giáo viên, từng bước thay đổi nhận thức của giáo viên về việc học của học sinh, nâng cao hơn nữa tính phản biện, tự học, tự nghiên cứu của học sinh, từng bước thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0”.

Chung nhìn nhận, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) đánh giá, thông tư sẽ tạo ra hành lang pháp lý trong dạy học trực tuyến, giúp mỗi nhà trường có cơ sở để công nhận kết quả học tập của học sinh thông qua hình thức này, tạo sự chủ động hơn nữa cho giáo viên trong thiết kế bài giảng.

Song, để có thể tận dụng hiệu quả tính hành lang pháp lý đó, cô Trang cho hay, song song với sự bồi dưỡng của ngành thì từng nhà trường cần phải tăng cường tự bồi dưỡng CNTT, các phần mềm cho giáo viên. Đồng thời, áp dụng trở thành một phương pháp thường xuyên, đưa vào các chủ đề, kế hoạch dạy học, tạo sự tương tác cho học sinh, hình thành kỹ năng tự học tự nghiên cứu cho học sinh. Giáo viên đồng thời phải thay đổi tư duy, tăng cường sự chủ động, đầu tư về CNTT. “Thông tư ra đời còn tạo ra sự đồng thuận phụ huynh với kế hoạch giảng dạy của trường. Tuy nhiên, từ đây cũng đặt ra bài toán hỗ trợ về phương tiện học tập của các nhà trường đối với những trường hợp học sinh, phụ huynh không có điều kiện học trực tuyến. Đặt vấn đề về sự huy động được nguồn lực, xây dựng lộ trình, kho dữ liệu học liệu, phần mềm ổn định, nhân sự quản lý để đánh giá được sự tham gia của học sinh”, cô Trang khẳng định.

Tăng cưng khâu bi dưng, tp hun giáo viên

Ở góc độ giáo viên trực tiếp giảng dạy, thầy Lê Thanh Long (giáo viên địa lý, Trường THPT Phạm Văn Sáng, huyện Hóc Môn) cho rằng, khi ra đời thông tư sẽ giúp các nhà trường, giáo viên chủ động cởi nút thắt ở thời điểm hiện tại nếu tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trong năm học tới. Cạnh đó, thông tư còn là cơ hội để giáo viên vận dụng linh hoạt CNTT trong dạy học, quản lý học sinh. Tuy vậy, để áp dụng hiệu quả thì cần phải có bước đệm là tập huấn cho đội ngũ giáo viên về hình thức tổ chức dạy học online, quản lý lớp học trực tuyến, tương tác và nhiều hình thức đánh giá quá trình học trực tuyến. Đồng thời, có sự phối hợp hiệu quả từ phụ huynh, học sinh, giáo viên để tránh tình trạng học sinh lợi dụng học trực tuyến để vào các trang web khác, chơi game…

Với dự thảo thông tư dạy học trực tuyến, đại diện một đơn vị tiểu học tại Q.11 lại băn khoăn việc triển khai, áp dụng ở bậc tiểu học, nhất là học sinh lớp 1, 2. Bởi mục đích của giáo dục tiểu học là dạy về kỹ năng, thái độ để hình thành nhân cách, kỹ năng học tập, tự học, luôn cần đến sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Trong khi đó, dạy học trực tuyến mục đích là trang bị về kiến thức, đòi hỏi ý thức tự học rất cao. Do vậy, rất khó để áp dụng. “Khi văn bản đưa ra, cần có lộ trình để các nhà trường chuẩn bị về cơ sở hạ tầng một cách đồng đều chứ không phải trường mạnh, trường yếu, trong đó có chuẩn bị cả phương án hỗ trợ giáo viên về phương tiện. Giáo viên cần phải được tập huấn đại trà về ứng dụng CNTT, nhất là nhà quản lý giáo dục phải thật sự chủ động trong hướng dẫn giáo viên triển khai và quản lý chất lượng tiết dạy trực tuyến…”.

Phân tích về việc kiểm tra, đánh giá khi áp dụng dạy học trực tuyến theo tinh thần của dự thảo thông tư, thầy Ngô Hùng Cường chỉ ra, nếu áp dụng theo hình thức 1 và 2 thì việc đánh giá học sinh vẫn sẽ áp dụng theo Thông tư 4621 hướng dẫn về phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, điều thầy Cường băn khoăn nhất là về kho học liệu số khi dạy học trực tuyến được đưa vào triển khai. “Khi thực hiện, bước đầu có lẽ nên nương theo cơ sở vật chất, tình hình, đặc thù của mỗi nhà trường đề triển khai, từ đó mới xây dựng chiến lược lâu dài”.

Căn cứ vào thực tế hiện tại của các nhà trường, cô Nguyễn Đoan Trang cho rằng thời gian đầu khi áp dụng dạy học trực tuyến thì có thể chỉ là khuyến khích học sinh tham gia, giáo viên bộ môn linh động đưa vào trong bài giảng của mình để lấy điểm 15 phút, giảm áp lực bài học cho học sinh. Có thể tổ chức qua hình thức chuyên đề, dự án. “Ban đầu trao sự chủ động cho mỗi nhà trường, các nhà trường sẽ từng bước xây dựng lộ trình, phù hợp điều kiện cơ sở vật chất, con người… Để cách thức thực hiện, kiểm tra đánh giá một cách đồng loạt thì mỗi nhà trường cần sử dụng một phần mềm chung, để học sinh không bị rối. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cần đưa ra một số phần mềm hiệu quả, có tính an toàn cao để các trường lựa chọn”.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)