Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kỷ nguyên 4.0: Lao động phổ thông sẽ bị đào thải

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2021, doanh nghip (DN) có nhu cu tuyn mi lao đng qua đào to ngh trng đim là 815 ngàn ngưi. Con s này năm 2022 là 817 ngàn ngưi. Trong s đó, trình đ CĐ chiếm t l cao nht, sau đó là TC và sơ cp.


Cuc cách mng công nghip 4.0 s làm thay đi cơ cu lao đng. Theo đó, lao đng ph thông s b nh hưng ln. Trong nh: Sinh viên Trưng CĐ Công ngh Th Đc trong gi hc lý thuyết

Khảo sát trên của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho thấy lao động phổ thông sẽ dần đào thải trước xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Các chuyên gia của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) cũng cảnh báo, để đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động, khái niệm về lao động chưa qua đào tạo sẽ không còn được nhắc đến ở các DN vừa và nhỏ trong tương lai không xa.

Hc ngh có vic làm ngay

Theo TS. Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN), nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo trong những năm tới cao chính là cơ hội để học sinh yên tâm lựa chọn học nghề mà không phải lo thất nghiệp sau khi ra trường. Trong khi đó, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề kỹ thuật – công nghệ Hùng Vương) cho biết thị trường lao động sẽ có nhiều thay đổi theo sự phát triển chung, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại bắt buộc DN phải tuyển dụng lao động qua đào tạo. Ở trình độ TC-CĐ hiện nay, chất lượng đào tạo đã nâng lên đáng kể. Minh chứng là nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trình độ TC có việc làm ngay tăng mạnh. Tỷ lệ này lên đến 90%, số còn lại các em tự tạo việc làm hoặc học thêm ngoại ngữ, học cao hơn nữa thông qua các chương trình đào tạo liên kết. Trong đó có nghề đạt tỷ lệ 100% học sinh tốt nghiệp có việc làm ngay như phay, hàn CNC, robot di động, lắp cáp mạng thông tin…

Ở góc độ nhà tuyển dụng, ông Đào Quang Phong (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Nam Phong, TP.HCM) đánh giá cao trình độ tay nghề và kỹ năng của lao động trình độ TC. Ông Phong cho biết, nếu như trước đây việc tuyển dụng lao động chủ yếu qua các kênh truyền thống thì nay thông qua lễ tốt nghiệp và trao bằng ở các trường mà công ty có ký kết hợp tác cho học sinh thực tập, thực hành. Những năm đầu, nếu cần tuyển dụng 10 lao động thì phải sơ tuyển từ 30 em. Gần đây chỉ cần 12-15 em là có thể sàng lọc để lấy 10, bởi trình độ các em tương đương nhau cả về tay nghề và kỹ năng.

Cũng theo ông Phong, muốn có được việc làm ngay với mức lương không quá thấp so với mặt bằng lương hiện nay (từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng/tháng) thì không nhất thiết phải chạy đua vào trường ĐH. Vấn đề không phải là sức học đến đâu để rẽ sang học nghề sau THCS-THPT mà cái chính là mục đích học để có việc làm, khởi nghiệp nuôi sống bản thân. “Với một DN gia công và lắp đặt thiết bị cơ khí, chúng tôi không quan trọng lao động có bằng TC-CĐ hay ĐH mà chúng tôi cần ở các em trình độ tay nghề và kỹ năng. Ở vị trí tổ trưởng chẳng hạn, dù anh có bằng ĐH hay CĐ nhưng kỹ năng thua kém một người có trình độ TC hoặc sơ cấp thì không lý do gì chúng tôi phải chọn anh có bằng ĐH-CĐ, bởi hiệu quả công việc không đạt mà phải trả một mức lương cao hơn”, ông Phong lý giải.

Thc hc, thc hành

Tại ngày hội việc làm do Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng tổ chức mới đây, đại diện các DN cũng khẳng định chất lượng đào tạo của trường nghề đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhờ vào sự nỗ lực của các trường, trong đó phải kể đến sự hợp tác với DN trong xây dựng chương trình, tham gia đào tạo, đánh giá đầu ra… Ông Trần Thanh Kha (Giám đốc Công ty NGK SPARK PLUS Việt Nam) đánh giá: “Sinh viên chúng tôi tuyển về làm được việc ngay mà không phải mất thời gian và chi phí đào tạo lại”. Tương tự, đại diện Công ty dầu nhớt và hóa chất Việt Nam (Motul) nhìn nhận, với thời lượng thực hành chiếm đến 70% gồm các trang thiết bị hiện đại, xứng tầm với DN, ngay từ năm hai các em có thể đứng máy vận hành một cách chuyên nghiệp. Để người học có cơ hội giao lưu, học hỏi và nâng cao kỹ năng nghề, Motul còn xây dựng nhóm Thợ máy tương lai – cộng đồng dành cho sinh viên ngành cơ khí ô tô và kỹ thuật cơ khí trên cả nước. Nguyễn Văn Thắng (thành viên của nhóm) chia sẻ: “Thông qua nhóm Thợ máy tương lai – cộng đồng, chúng tôi không chỉ được chia sẻ kiến thức lý thuyết, thực hành mà còn tiếp cận các cuộc thi, tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai”. Ông Huỳnh Văn Tí (nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng bên cạnh đào tạo chuyên môn, các trường nghề phải chú trọng đào tạo kỹ năng cho người học, đặc biệt là kỹ năng thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà thị trường lao động đang ngày càng khắt khe. Các câu lạc bộ, sân chơi kết nối với DN, các hiệp hội ngành nghề… cũng cần thiết, qua đó các em có cơ hội học tập nâng cao kỹ năng, tay nghề bổ sung kiến thức chuyên ngành.

Ở góc độ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cũng lưu ý các trường TC-CĐ trên địa bàn thành phố phải đặc biệt quan tâm đến “thực học, thực hành”, bắt tay với DN xây dựng tiêu chuẩn đầu ra, tiến tới đưa chuẩn tiếng Anh là điều kiện tốt nghiệp. “Tổng cục GDNN đã có đánh giá, lựa chọn các trường đủ điều kiện tham gia đào tạo các ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dịch chuyển lao động trong Cộng đồng ASEAN, các trường phải thay đổi nếu không muốn bị đào thải. Theo đó, các ngành nghề đào tạo phải đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những ngành dịch vụ được tự do dịch chuyển lao động. Bên cạnh đào tạo chuyên sâu là thay đổi tư duy đào tạo, tư duy quản lý”, ông Lâm nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Trn Tri

 

Bình luận (0)