Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thêm một bộ sách giáo khoa “made in Nhà nước”: Nên hay không?

Tạp Chí Giáo Dục

K hp th 6, Quc hi (QH) khóa XV đã bưc vào tun làm vic th 3. Trưc đó, trong tun làm vic th nht và th hai, trong các phiên tho lun ti t cũng như ti hi trưng v kinh tế – xã hi, vn đ đưc nhiu đi biu (ĐB) quan tâm chính là vic có nên đ B GD-ĐT làm thêm mt b sách giáo khoa (SGK) “made in Nhà nưc” hay không?


Đi biu Trương Trng Nghĩa – Đoàn ĐBQH TP.HCM – tranh lun v vn đ sách giáo khoa

Va lãng phí va không phù hp

Đây là ý kiến của ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy – Đoàn ĐBQH Đà Nẵng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH. 

Theo ĐB Thúy, thực hiện nghị quyết của QH về việc “xã hội hóa việc biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học”, ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đầy đủ SGK của tất cả các môn học. Tới nay, việc triển khai đổi mới đã thực hiện đến những lớp cuối cùng của cả ba cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền các doanh nghiệp bỏ vào để làm SGK cũng đã lên tới 1.200 tỷ đồng.

Vì vậy, “có cần thiết bỏ ra trên dưới 400 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước để làm thêm một bộ SGK nữa hay không? Việc ra đời một bộ SGK “của bộ” có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa không? Có ảnh hưởng đến việc Chính phủ đang vận động các nước công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường không? Đó là những điều mà chúng ta cần cân nhắc”, ĐB Thúy nêu.

Theo ĐB Thúy, vì chưa lường trước được khả năng của tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK có đầy đủ, đảm bảo kịp thời SGK phục vụ cho đổi mới hay không nên bên cạnh việc xã hội hóa, Nghị quyết 88 của QH cũng yêu cầu “để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn”. Tuy nhiên, việc tổ chức biên soạn bộ SGK của Bộ GD-ĐT không thực hiện được do không huy động đủ số lượng tác giả cần thiết. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã kịp thời chuyển sang chỉ đạo việc biên soạn SGK theo hướng xã hội hóa, trả lại cho Ngân hàng Thế giới khoản tiền vay 16 triệu USD để làm bộ sách này.

Qua xem xét báo cáo của Bộ GD-ĐT, QH đã ban hành Nghị quyết số 122, quy định: “Khi thực hiện biên soạn SGK theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một SGK được thẩm định, phê duyệt thì không triển khai biên soạn SGK sử dụng ngân sách Nhà nước của môn học đó”.

“Tới nay, nếu QH lại yêu cầu Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK thì điều đó vừa gây lãng phí vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Vào thời điểm này, việc quyết định giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK “là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn”. Nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và người dân không đồng tình với sự thay đổi này. Vì vậy, tôi đề nghị QH giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK trước khi quyết định…”, ĐB Thúy nhấn mạnh.

ĐB Thúy cũng đề xuất, cần thực hiện hết một chu kỳ (sau năm học 2024-2025), sau đó tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình SGK, giáo dục phổ thông, lúc bấy giờ điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn.

Tranh luận về vấn đề SGK, ĐB Trương Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH TP.HCM – nêu rõ, chủ trương xã hội hóa SGK là nhằm tranh thủ khai thác chất xám, kinh nghiệm của các chuyên gia, học giả, các nhà khoa học giáo dục, các nhà giáo để soạn thảo các SGK phục vụ cho cải cách giáo dục. Đồng thời huy động tiềm lực kinh tế của xã hội. Xã hội hóa ban đầu bao giờ cũng có những trục trặc nhất định. Nhưng nếu vì thế mà nay lại đề xuất Bộ GD-ĐT biên soạn bộ SGK nữa thì liệu có giải quyết được những vấn đề mà hiện đang đặt ra hay không?

Với những “trục trặc” hiện nay của SGK, ĐB Nghĩa cho rằng, những vấn đề về giá có thể đề ra giải pháp để khắc phục như trợ cấp hay huy động để cho mượn SGK, ủng hộ các đối tượng chính sách vùng sâu, vùng xa mà không phải thay thế bằng cách có thêm một bộ SGK của Nhà nước.

Cn ban hành mt b sách giáo khoa chung

ĐB Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc – bày tỏ đồng tình với việc ban hành một bộ SGK như đề xuất của đoàn giám sát. Bởi Nhà nước chịu trách nhiệm biên soạn SGK, Nghị quyết 88 cho phép xã hội hóa các tổ chức được tham gia biên soạn.

Trước nhiều ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT không nên biên soạn, không được làm bộ SGK riêng, ĐB Tiến đặt vấn đề, như vậy có đúng quan điểm Nhà nước chăm lo cho lĩnh vực GD-ĐT là quốc sách hàng đầu không? Có đúng nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xã hội hóa giáo dục không?

ĐB Tiến nhấn mạnh, Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất nên giáo dục phải được thống nhất ở các bậc học. Do đó, cần ban hành một bộ SGK chung.

ĐB Nguyễn Công Long – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai – cho biết, Nghị quyết 88 của QH đã quy định rõ việc biên soạn một bộ SGK là trách nhiệm của Nhà nước. Nếu ngay từ đầu thực hiện đầy đủ, đúng quy định của Nghị quyết 88 thì có lẽ tình hình đã khác bởi các quy định của Nghị quyết 88 bảo đảm cho việc ban hành, in ấn, phát hành và đảm bảo rẻ nhất đến tay học sinh. Do đó, cần có kế hoạch thực hiện nghiêm Nghị quyết 88 của QH.

B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn cho biết, va qua, đoàn giám sát ca QH đã ghi nhn h thng SGK cơ bn đưc biên son, phê duyt, phát hành đúng tiến đ, đáp ng đưc yêu cu dy và hc. Ni dung SGK bám sát yêu cu cn đt ca chương trình giáo dc…

V vic son SGK, t nay đến năm 2024, vic quan trng nht cn làm là thm đnh cht lưng các SGK lp 5, lp 9, lp 12 cho tht tt, đm bo đ SGK trưc năm hc mi. V vn đ đưc giao (biên son mt b SGK – PV), b s có đánh giá tng th, sâu sc và s đ đt phương án vi QH.

Theo ĐB Trần Văn Sáu – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, hiện nay không có nghị quyết nào phủ quyết Nghị quyết 88 của QH. Tại mục 3, Điều 2 Nghị quyết 88 nêu rõ, Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Chỉ rõ Nghị quyết 88 được ban hành năm 2014, đến năm 2020 mới có Nghị quyết 122, ĐB Sáu đặt vấn đề, 6 năm đó (2014-2020) tại sao Bộ GD-ĐT không tổ chức thực hiện nghị quyết này mà lại đẩy toàn bộ việc biên soạn SGK bằng hình thức xã hội hóa, từ đó dẫn tới việc thả nổi SGK, giá tăng và không kiểm soát được. Đảng kêu gọi xã hội hóa chăm lo cho giáo dục nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục. Không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa SGK.

“Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào khi xã hội hóa đều hạ giá, riêng SGK càng xã hội hóa thì giá càng tăng. Đây là một nghịch lý và không có căn cứ nào để đảm bảo rằng SGK tiếp tục không tăng giá”, ĐB Sáu bức xúc.

Nhóm PV

Bình luận (0)