Nguyên nhân từ đâu?
Muốn HS trở thành trò giỏi, con ngoan thì gia đình phải thực sự là “tổ ấm” trong đời sống tinh thần của các em. Ảnh: T.B
|
Ở nhà trường phổ thông, hiện tượng HS “cá biệt” thường có các biểu hiện như lười học, bỏ học, trốn học, nói dối thầy cô, đánh nhau… Có khá nhiều ý kiến nói về nguyên nhân “cá biệt” của HS như do di truyền, gia đình, xã hội. Chẳng hạn, xét về góc độ gia đình có người cho rằng HS hư thường ở các gia đình đông con không có điều kiện cho con cái ăn học, vui chơi. Thành viên trong gia đình kiếm sống bằng nhiều nghề không lành mạnh, thiếu lương thiện, điều này dễ tác động, ảnh hưởng xấu đến lối sống của các em. Hoặc những gia đình mà cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con em mình, đưa đồng tiền ra để giáo dục chúng – Đây là con dao hai lưỡi, có thể là sai lầm cực lớn song thực tế nhiều gia đình lại dùng đến.
Xét về góc độ nhà trường, chúng ta nhìn thẳng vào sự thật nhà trường và giáo viên chưa quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức. Nhà trường thì tập trung vào thành tích chung, thầy cô chú ý vào chuyên môn… Vậy trách nhiệm này thuộc về ai?
Xét về cấp độ xã hội thì có nhiều vấn đề, trong đó hình ảnh, trò chơi bạo lực từ truyện tranh, phim ảnh, game oline, các sự việc phức tạp của người lớn… đã làm cho HS quá quen thuộc với những hình ảnh không lành mạnh trong cuộc sống.
Khắc phục bằng cách nào?
Tất cả chúng ta đều muốn trẻ chưa ngoan trở thành người trò giỏi, con ngoan. Để làm được điều này thì đỏi hỏi sự nhiệt huyết, tận tâm của nhiều tầng lớp. Nếu đề cập đến vấn đề này một cách chung chung, đại khái, thiếu thực tế sẽ không mang lại hiệu quả tích cực.
Với tình hình trẻ hư nói chung và HS chưa ngoan nói riêng đang ngày càng gia tăng, thiết nghĩ cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp. Đó là chúng ta phải đánh giá nghiêm túc về thực trạng trẻ chưa ngoan hiện nay; vai trò, trách nhiệm của gia đình và nhà trường? Không nên có sự bao che, dấu giếm vì thành tích, danh dự hay bất cứ lý do nào, nếu càng che dấu thì sự “cá biệt” của các em ngày càng lớn thêm, lan rộng nhanh hơn.
Cuộc sống kinh tế thị trường ảnh hưởng lớn đến việc dạy dỗ con em. Do vậy các thành viên trong gia đình cần dành nhiều thời gian chăm sóc và giáo dục con em, phải thực sự là “tổ ấm” trong đời sống tinh thần và vật chất của trẻ.
Trẻ càng lớn, học lớp càng cao thì phụ huynh càng phải trở thành những người bạn thân thiết để chia sẻ, khuyên bảo khi chúng có biểu hiện căng thẳng, sai lệch trong hành vi. Mọi thành viên trong gia đình phải là tấm gương đạo đức tốt về lối sống, tác phong, tình đoàn kết gắn bó thương yêu nhau. Đây là con đường thuyết phục hiệu quả nhất để các em có thể hình thành tính cách tốt.
Nhà trường cần xác định nội dung giáo dục và đổi mới các phương pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi, chẳng hạn với HS tiểu học thì cần giáo dục cho trẻ đức tính lễ phép, thật thà, khiêm tốn. Với HS bậc trung học, đây là lứa tuổi có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý do vậy cần tăng cường dạy kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho các em.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục, xây dựng và hình thành cho HS ý thức về nét đẹp học đường, truyền thống đạo đức dân tộc. Triển khai và thực hiện có chất lượng cuộc vận động “Xây dựng nhà trường thân thiện, HS tích cực và thầy cô giáo mẫu mực”.
ĐẬU VĂN TÂN
(Giảng viên Trường Sỹ quan Lục quân 2)
Trẻ càng lớn, học lớp càng cao thì phụ huynh càng phải trở thành những người bạn thân thiết để chia sẻ, khuyên bảo khi chúng có biểu hiện căng thẳng, sai lệch trong hành vi.
|
Bình luận (0)