Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhu cầu nhân lực qua đào tạo tăng gần 8%

Tạp Chí Giáo Dục

Báo cáo th trưng lao đng năm 2019 và d báo nhu cu nhân lc năm 2020 ca Trung tâm D báo nhu cu nhân lc và Thông tin th trưng lao đng TP.HCM cho thy, th trưng lao đng ti TP.HCM có nhng chuyn biến tích cc. Nhu cu nhân lc tăng c sng ln cht lưng, gim dn s dng lao động gin đơn sang s dng nhóm lao động có k năng và trình đ cao; nhu cu nhân lc qua đào to ca các doanh nghip ngày càng tăng (tăng gn 8% so vi năm 2018).

Sinh viên tìm kiếm thông tin vic làm ti mt ngày hi t chc trong sân trưng ĐH Khoa hc T nhiên (ĐH Quc gia TP.HCM) năm 2019

Theo đó, nhu cầu tuyển dụng cao chủ yếu tập trung ở 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu, 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ và 8 ngành nghề dịch chuyển lao động tự do trong khối ASEAN (AEC), phù hợp với định hướng phát triển của thành phố.

Mc lương mong mun t 5 triu đng tr lên

Khảo sát cung – cầu lao động được Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM thực hiện dựa trên hệ thống thông tin lao động – việc làm, 21 sàn giao dịch việc làm, ngày hội tư vấn hướng nghiệp; hoạt động hướng nghiệp cho 183 trường THPT; khảo sát nhu cầu nhân lực giai đoạn 2021-2025 tại 3.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; phân tích hệ thống số liệu từ các báo cáo hội thảo khoa học về thị trường lao động – đào tạo – việc làm của các tổ chức, cơ quan và các trường ĐH, học viện nghiên cứu… Theo đó, nhu cầu tìm việc của người lao động năm 2019 tập trung ở một số ngành nghề có nhu cầu cao như: Kinh doanh – thương mại (chiếm tỷ trọng 18%), tài chính – kế toán (11%), hành chính văn phòng (9,8%), vận tải (6%), công nghệ thông tin (5%), kiến trúc – công trình xây dựng (4,9%), cơ khí (4,72%). Lao động đã qua đào tạo có trình độ ĐH trở lên chiếm 57,5%; CĐ 22%; TC 6,6%; sơ cấp nghề 2,9%, tập trung ở một số vị trí việc làm trong các ngành tài chính – ngân hàng, kế toán – tài chính, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, hành chính văn phòng… Lao động chưa qua đào tạo có nhu cầu tìm việc cao ở các ngành dịch vụ phục vụ, dệt may – giày da, kinh doanh – bán hàng… Đây là các vị trí công việc mà nhà tuyển dụng lao động không yêu cầu người lao động có nhiều kinh nghiệm cũng như chuyên môn nghiệp vụ.

Mức lương mong muốn phổ biến từ 5 triệu đồng trở lên, trong đó tập trung cao ở mức từ 5 đến 10 triệu đồng (49,4%); từ 10 đến 15 triệu đồng (17%); trên 15 triệu đồng (9,3%). Bên cạnh đó, mức lương thỏa thuận cũng được người lao động quan tâm (18,9%), đặc biệt lao động có trình độ và tay nghề ngày càng khẳng định năng lực, không còn bị động với mức lương do doanh nghiệp đặt ra mà có sự thỏa thuận phù hợp.

Tính đến tháng 11-2019, TP.HCM có 13.840 lao đng đi nưc ngoài làm vic bng nhiu hình thc. Các th trưng chiếm s lưng lao đng nhiu là Hàn Quc, Nht Bn, Đài Loan, tp trung  nhng ngành ngh: Sn xut chế to (dt, may mc, chế biến thc phm, thy sn, lp ráp đin t, cơ khí…); xây dng; nông nghip; thuyn viên; dch v phc v

Tính đến ngày 30-11-2019, trên địa bàn thành phố đã có 42.022 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Việc phát triển doanh nghiệp mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều chỗ làm mới thu hút người lao động. Nhu cầu nhân lực tập trung cao ở một số ngành như buôn bán (33,7%), công nghiệp chế biến, chế tạo (11%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác (9,3%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (6,3%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (6,1%), xây dựng (6%), hoạt động kinh doanh bất động sản (5,6%), thông tin và truyền thông (4,4%)… Doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chiếm 83,9% (tăng 7,8% so với năm 2018). Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ ĐH trở lên chiếm 21,7%, CĐ chiếm 19%, TC chiếm 28,4%, sơ cấp nghề chiếm 14,8%. Còn nhu cầu nhân lực chưa qua đào tạo chiếm 16%.

TP.HCM cn 323.000 vic làm năm 2020

Theo đánh giá, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động TP.HCM ngày càng nâng cao, lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường; lực lượng lao động kỹ thuật gia tăng về số lượng lẫn chất lượng. Chất lượng lao động được người sử dụng đánh giá có sự cải thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở một số tiêu chí như: Sức khỏe (63,3% doanh nghiệp nhận định sức khỏe lao động có sự cải thiện tốt); đạo đức nghề nghiệp (47,2% doanh nghiệp đánh giá lao động đạt mức độ tốt); chuyên môn, kỹ thuật (48% doanh nghiệp đánh giá đạt mức độ tốt). Bên cạnh đó, 48,9% doanh nghiệp đánh giá kinh nghiệm của lao động tập trung ở mức độ khá.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn không ít hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Khả năng thích ứng với môi trường làm việc, kỹ năng thực hành của nhiều sinh viên mới ra trường vẫn chưa cao. Tính cạnh tranh của thị trường lao động hội nhập đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có tư duy sáng tạo, đáp ứng môi trường làm việc quốc tế, trong khi đó sự trang bị về kiến thức, kỹ năng, tư duy của người lao động vẫn chưa đủ để sẵn sàng tham gia dịch chuyển lao động ra các quốc gia khu vực và thế giới. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong năm 2020, TP.HCM có nhu cầu trên 323.000 việc làm, trong đó 135.000 việc làm mới.

Bài, ảnh: Mê Tâm

 

Bình luận (0)