Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Học sinh “nhí” chế máy hút bụi cầm tay

Tạp Chí Giáo Dục

Đưc thiết kế đơn gin bng ng nha PVC và có hình dáng, kích thưc khá ging vi mt chiếc bình cu ha mini; thế nhưng khi hot đng, máy đã hút sch bi bn t nhng v trí nh hp nht lp hc – nhng v trí mà trưc đó nếu dùng chi đ quét đu phi “bó tay”.

Nguyn Tiến Dũng cùng các bn gii thiu mô hình máy hút bi mini có hình dáng ging như chiếc bình cu ha

Chế máy hút bi đ giúp các bn

Đó là chia sẻ của cậu học sinh “nhí” Nguyễn Tiến Dũng (học lớp 12A9 Trường THPT Hiệp Bình, TP.HCM) khi nói về ý tưởng chế tạo  máy hút bụi mini. Mô hình máy hút bụi mini đã vượt qua 70 dự án khác để giành giải ba tại vòng chung kết Hội thi STEM vật lý cấp trường lần 1 năm 2019. Đây là mô hình nhận được nhiều đánh giá tốt của thầy cô và bạn bè trong trường về tính sáng tạo.

Dũng cho hay, ý tưởng ban đầu để thiết kế máy hút bụi mini xuất phát từ việc nhiều lần chứng kiến các bạn trong lớp gặp phải những vất vả khi vệ sinh lớp học, đặc biệt là vệ sinh ở các vị trí nhỏ, hẹp như khe bảng, khe cửa sổ, khó dùng chổi để quét sạch. Vì khó có thể vệ sinh được sạch sẽ nên nhiều lần những vị trí trên đều bị học sinh bỏ qua, lâu dần bụi bẩn ngày càng lấp đầy. Từ thực tế trên, khi nhà trường phát động Hội thi STEM vật lý, Dũng liền nghĩ ngay đến việc sẽ chế tạo một chiếc máy hút bụi, vừa tham gia hội thi vừa mang hy vọng được ứng dụng vào thực tiễn làm sạch lớp học. Nghĩ là làm, Dũng cùng các bạn trong lớp là Hà Quốc An, Đặng Ngọc Trâm và Hồ Yến Ngọc lập thành một nhóm để triển khai ý tưởng. Cả nhóm đã thảo luận và thống nhất rằng máy hút bụi thông thường khá cồng kềnh, quá cỡ, nặng nề khi di chuyển và chỉ hoạt động được khi dùng điện, do đó phải chế tạo một chiếc máy hút bụi cầm tay, hoạt động được mọi lúc mọi nơi bằng pin.

Ý tưởng hay, thế nhưng để hiện thực hóa cũng là một quá trình gian nan. Dũng kể: “Chúng em phác thảo ý tưởng rồi phân công công việc cụ thể dựa vào năng lực, sở trường của mỗi thành viên. Theo đó, em và An phụ trách phần chuẩn bị dụng cụ, thiết kế điện; còn Trâm và Ngọc phụ trách phần lắp ráp, trang trí… Do quá trình thiết kế chỉ thực hiện sau giờ học và ngày nghỉ nên chúng em gặp nhiều khó khăn về thời gian, tìm kiếm vật liệu. Và khi bắt tay vào làm cũng có nhiều sai sót, chúng em lại tiếp tục mày mò đến khi hoàn chỉnh mô hình”.

Dũng chỉ tay vào từng bộ phận của mô hình, tự tin thuyết trình: “Mô hình của chúng em dùng toàn ống nhựa PVC, máy không quá nặng mà vẫn chắc chắn để hoạt động tốt. Năng lượng chúng em dùng là 4 viên pin. Ban đầu chúng em cũng làm quạt bình thường nhưng lực hút không như ý muốn nên chuyển thành lực quạt ly tâm, lực hút rất mạnh. Cụ thể, về nguyên lý hoạt động, chúng em ứng dụng kiến thức từ dòng điện 1 chiều trong bộ môn vật lý. Khi dòng điện đi qua cánh quạt thì sử dụng lực ly tâm để hút bụi. Sau khi hoàn thành mô hình, chúng em đã thử nghiệm hút bụi trên lớp học khoảng 2 tuần, máy hút bụi rất tốt và tiết kiệm, bởi pin có thể sạc để tiếp tục sử dụng cho những lần sau”.

Mong mun sn phm không ch là… mô hình

Màn thuyết trình tự tin và thực nghiệm mô hình thành công trước các thầy cô cùng toàn thể học sinh trong trường, Dũng cùng các bạn đã nhận được nhiều đánh giá tốt về tính sáng tạo, cũng như khả năng ứng dụng thực tiễn. Được đánh giá cao, Dũng và các bạn đã rất hào hứng cho hay đó sẽ là động lực để nhóm tiếp tục sáng tạo, ứng dụng các kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống. “Khi bắt đầu tìm tòi, ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn chúng em cảm nhận được kiến thức trở nên dễ hiểu, dễ nhớ và gần gũi với cuộc sống hơn”, Dũng chia sẻ. Các thành viên trong nhóm cho biết thêm: “Với những tính năng tiện lợi của máy hút bụi mini, chúng em mong muốn trong tương lai sản phẩm không chỉ là mô hình mà sẽ được ứng dụng vào thực tiễn, giúp việc vệ sinh những vị trí nhỏ hẹp ở trường học và nhiều nơi khác trở nên sạch sẽ hơn”.

Trở lại với cậu học sinh “nhí” Nguyễn Tiến Dũng – em được gọi tên ấy cũng bởi dù đã học lớp 12 nhưng lại mang vóc dáng của một học sinh… tiểu học (em cao 1m31, nặng 30kg – PV). Dũng vốn quê ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, được các bác sĩ nhận định thiếu hoóc môn tăng trưởng. Để thuận lợi cho quá trình điều trị, đầu năm học lớp 11, Dũng vào TP.HCM sinh sống cùng người dì ruột và nhập học tại Trường THPT Hiệp Bình. Dù có vóc dáng nhỏ nhắn, nhưng Dũng được đánh giá là một học sinh chăm học, ham học hỏi, sáng tạo. Em yêu thích các môn khoa học tự nhiên, có sở thích tìm tòi và áp dụng những công nghệ tự động hóa. Trước đó, khi đang học lớp 9, Dũng đã đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp huyện (huyện Nghi Lộc) với mô hình máy gieo hạt thông minh.

Cô Phạm Nguyễn Mỹ An (giáo viên chủ nhiệm lớp 12A9) chia sẻ: “Tôi khá bất ngờ trước khả năng sáng tạo của Dũng và các bạn, đặc biệt là khi các em hoàn thành mô hình máy hút bụi và thực nghiệm ở lớp học. Theo đó, nhiều vị trí nhỏ, hẹp đã được máy vệ sinh sạch sẽ. Với khả năng sáng tạo như vậy, sau này Dũng và các bạn sẽ dễ dàng bắt nhịp với cuộc sống hơn”.

Bài, ảnh: Hoài Thương

Bình luận (0)