Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vai trò người thầy trong đổi mới giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Đo đc ngưi thy, cht lưng giáo dc mm non, biên son sách giáo khoa… là nhng câu chuyn “nóng” trong Hi tho đóng góp ý kiến v vic thc hin Ngh quyết 29/TW “V đi mi căn bn, toàn din và trit đ giáo dc Vit Nam” do Hi Cu giáo chc TP.HCM t chc mi đây.

Quang cnh hi tho đóng góp ý kiến v vic thc hin Ngh quyết 29/TW “V đi mi căn bn, toàn din và trit đ giáo dc Vit Nam”

Tại hội thảo, nhà giáo Trịnh Hồng Sơn đánh giá cao vai trò của người thầy trong việc thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng và Nhà nước. Người thầy ở đây bao gồm giáo viên đứng lớp, giáo viên dạy thực hành và cả cán bộ quản lý GD-ĐT. Nghĩa rộng nhất là các lực lượng làm việc trong lĩnh vực GD-ĐT chứ không chỉ riêng nhà giáo.Trong nhiệm vụ thứ 6, Nghị quyết 29 nêu: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT”. Đó là sự nỗ lực xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế. Song song đó, chú trọng thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Theo TS. Hồ Bá Thắm (nguyên Giám đốc Viện Giáo dục phát triển nhân lực Á Châu), bên cạnh những biểu hiện đạo đức nghề nghiệp tích cực đáng biểu dương của nhà giáo hiện nay thì cũng cần công tâm “soi xét” những biểu hiện đạo đức nghề nghiệp tiêu cực, hạn chế đáng lên án và báo động của không ít nhà giáo hiện nay. Đó là hiện tượng bạo lực học đường, hành vi mua bán điểm, mua bằng cấp, danh vọng… làm ô danh đạo đức nhà mô phạm mà xã hội đã từng tôn kính, làm lu mờ tấm gương nhân cách của người thầy trước sự ngưỡng vọng của người học.

“Ngưi thy có vai trò ln lao trong vic giáo dc thế h tr, vì vy trưc hết phi đi mi t cht lưng đi ngũ giáo viên – va có năng lc cao, va có phm cht tt”, nhà giáo Nguyn Th Yến Thu (Ch tch Hi Cu giáo chc TP.HCM) khng đnh.

Tại hội thảo, nhà giáo Trương Minh Châu lên tiếng kêu gọi nâng cao hơn nữa vai trò người thầy trong việc giáo dục, hình thành nhân cách học sinh. Thầy cô giáo trước hết phải có uy tín, giàu kinh nghiệm như một “quan tòa” trong trường học, giữ được sự công minh, không thiên vị, không ghét bỏ học sinh. Đặc biệt, cần tránh gây thương tổn tâm lý với học sinh, tôn trọng nhân cách các em. Đó cũng là giải pháp của bà Nguyễn Thị Bích Thủy (nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM) khi đề cập tới việc nâng cao chất lượng đạo đức nhà giáo như tăng cường hơn nữa công tác tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống đối với đội ngũ thầy cô giáo hiện nay. Biết gắn hoạt động giáo dục với các phong trào ở cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đang diễn ra rộng khắp trong ngành giáo dục. Để giảm thiểu tình trạng đạo đức học đường có nguy cơ xuống cấp như hiện nay, TS. Hồ Bá Thâm đề nghị Bộ GD-ĐT nên có đề án ngăn chặn suy thoái đạo đức trong nhà trường mà trước hết là đội ngũ nhà giáo.

Quan niệm lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động dạy học có thể nói chưa đánh giá đúng vai trò và trách nhiệm không-thể-phủ-nhận của người thầy. Nhà giáo Nguyễn Thị Yến Thu (Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP.HCM) khẳng định, người thầy có vai trò lớn lao trong việc giáo dục thế hệ trẻ, vì vậy trước hết phải đổi mới từ chất lượng đội ngũ giáo viên – vừa có năng lực cao, vừa có phẩm chất tốt. Đổi mới giáo dục không thể xem nhẹ và không thể không đổi mới từ người thầy.

Từ trước tới nay biên soạn sách giáo khoa luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi chưa có hồi kết. Tại hội thảo, nhà giáo Trần Trung Mậu đã mổ xẻ những vấn đề liên quan đến việc biên soạn sách giáo khoa trong công cuộc đổi mới toàn diện và triệt để nền giáo dục. Theo ông Mậu, nội dung đổi mới phải được thể hiện đầy đủ trong bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT chủ biên, là bộ sách chuẩn mực về nội dung kiến thức, về phương pháp chứ không phải bộ sách mẫu hay pháp lệnh như trước đây. Đó là bộ sách trừ 20% chương trình dành cho các địa phương, còn sách giáo khoa do cá nhân, tập thể tổ chức biên soạn có thể có từng môn học, không nhất thiết phải soạn đủ bộ môn cho một lớp học, một cấp học. Bên cạnh đó, khuyến khích có nhiều sách tham khảo cho giáo viên, học sinh lựa chọn nhằm củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh. Tương tự, sau khi đánh giá thực trạng hơn 10 năm tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, ThS. Nguyễn Thị Vân Anh (Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP.HCM) đưa ra các giải pháp góp phần định hướng phát triển giáo dục mầm non Việt Nam theo hướng hội nhập như giải pháp về công tác quản lý thực hiện chương trình; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cho giáo viên và cán bộ quản lý; xây dựng cơ sở vật chất thích hợp…

Bài, ảnh: Phan Ngc Quang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)