Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cần thay đổi mạnh mẽ công tác thanh tra

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2018-2019, thông qua thanh tra, B GD-ĐT đã phát hin nhiu sai phm, kp thi chn chnh và x pht vi phm hành chính trong lĩnh vc giáo dc…

Theo B GD-ĐT, k thi THPT quc gia năm 2019 đưc thanh tra cht ch

Thông tin này được nêu tại Hội nghị Tổng kết công tác thanh tra năm học 2018-2019 và phương hướng công tác thanh tra năm học 2019-2020 khối sở GD-ĐT do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2018-2019, công tác thanh tra của ngành giáo dục tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng. Về tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, năm học qua, thanh tra Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo tập huấn quan trọng như: Sử dụng phần mềm quản lý và thanh tra tài chính cơ sở giáo dục; nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi THPT quốc gia năm 2019; nghiệp vụ thanh tra công tác chấm thi THPT quốc gia năm 2019 cho 34 đoàn thanh tra công tác chấm thi. Hiện cả nước có 293 cán bộ công chức làm công tác thanh tra và 16.084 cộng tác viên thanh tra giáo dục. Một số địa phương có đội ngũ thanh tra sở tương đối ổn định, đảm bảo số lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ như: Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Đồng Nai, Tiền Giang. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số địa phương mà đội ngũ thanh tra, lãnh đạo thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu, chưa theo quy định.

Năm học 2018-2019, các sở GD-ĐT đã xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra năm học tập trung vào một số chuyên đề trọng tâm như: Công tác quản lý của thủ trưởng đơn vị, những vấn đề nóng, gây bức xúc của ngành giáo dục (dạy thêm, học thêm, thu chi đầu năm học, sử dụng văn bằng chứng chỉ; việc tuyển dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên; việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo). Thông qua các cuộc thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm, từ đó kịp thời chấn chỉnh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Có 11 sở đã thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính do đã phát hiện sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản như chi sai, thu sai, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách, trả lại cha mẹ học sinh. Đoàn thanh tra cũng đã yêu cầu cơ sở giáo dục kiểm điểm rút kinh nghiệm cán bộ quản lý, giáo viên. Ngoài ra, các đoàn thanh tra cũng phát hiện nhiều hạn chế, thiếu sót trong quản lý của một số phòng GD-ĐT như: Quản lý thu, chi, dạy thêm, học thêm sai quy định; công tác xã hội hóa giáo dục sai quy định, gây bức xúc trong dư luận… Các kết luận thanh tra đã tác động tích cực tới hệ thống, góp phần làm cho công tác quản lý giáo dục của địa phương ngày một quy củ, nghiêm túc. Các khâu của kỳ thi THPT quốc gia năm qua cũng được tăng cường thanh – kiểm tra, cụ thể đã tổ chức 4 đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi tại 8 tỉnh; 9 đoàn thanh tra công tác coi thi tại 18 tỉnh; 34 đoàn thanh tra công tác chấm thi tại 63 tỉnh; 1 tổ giám sát hoạt động của 34 đoàn thanh tra chấm thi.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm học 2019-2020, công tác thanh tra tập trung vào nhiều nội dung, trong đó nhấn mạnh, với bối cảnh triển khai Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục ĐH 2018; toàn ngành thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông thì vai trò của lực lượng thanh tra rất quan trọng. Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, thanh tra cần xây dựng, củng cố lực lượng, trong đó đặc biệt coi trọng hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ thanh tra viên. Đây là hoạt động cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho rằng cần thay đổi mạnh mẽ hơn công tác thanh, kiểm tra nhằm hướng đến việc nâng cao chất lượng, hoạt động của đội ngũ thanh tra để tăng tính chủ động. Trong đó, lực lượng thanh tra tại các địa phương phải chủ động rà soát lại mọi hoạt động của ngành giáo dục dựa trên đặc thù của địa phương để có kế hoạch giám sát, kiểm tra hiệu quả.

Bài, ảnh: T.Trân

 

Bình luận (0)