Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục trẻ bằng âm nhạc dân tộc

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dục trẻ bằng âm nhạc dân tộc là phương pháp sư phạm mới không chỉ giúp kích thích trí sáng tạo của trẻ mà còn hướng dẫn trẻ làm quen các loại nhạc khí với tiết tấu từ đơn giản đến phức tạp.

GS-TS Trần Văn Khê đã có nhiều buổi nói chuyện với các ông bố bà mẹ và trẻ về phương pháp làm quen với âm nhạc dân tộc. Từ những ưu điểm mà phương pháp giáo dục này mang lại, mặc dù các ông bố, bà mẹ hoàn toàn không có vốn kiến thức về âm nhạc dân tộc cũng có thể học được để giáo dục trẻ.

Hướng dẫn trẻ phương pháp xác định tiết tấu nhạc cụ dân tộc
Trò chơi thú vị
GS.TS Trần Văn Khê đã áp dụng phương pháp học mà chơi, chơi mà học trong giáo dục trẻ bằng âm nhạc dân tộc. Đầu tiên, GS hướng dẫn các em làm quen với tiết tấu đơn giản bằng cách tập cho học sinh vỗ tay, vỗ đùi, vỗ lưng, giậm chân, đi tới đi lui… Tiếp theo, GS dạy các em sử dụng thanh tre và song lang để gõ nhịp. Tiết tấu đi đôi với động tác múa, các em vừa hát vừa múa theo thầy dạy. Chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ, các em đã tiếp thu được bài học về tiết tấu qua những trò chơi vui vẻ và thú vị. Để thêm phần hào hứng, GS chia lớp học ra làm hai nhóm cùng tham gia trò chơi tiết tấu bằng cách thay nhau đánh nhịp một, rồi nhịp đôi, rồi hai bên thách đố nhau đánh các nhịp như chẻ hai, chẻ bốn… và lớp học biến thành một buổi vui chơi có sự tranh đua. Sau đó, GS cho các em học đánh trống theo truyền thống Việt Nam, nghĩa là đánh trống miệng trước khi đánh trống thật, tập cho các em có tinh thần sáng tạo bằng cách chuyển từ nhịp trường canh đến nhịp đôi, nhịp tư, tập chẻ nhịp và dần dần đi đến nhịp ngoại, nhịp chỏi.
Nguyên tắc của GS. Trần Văn Khê áp dụng trong những buổi học là đi từ phương pháp đơn giản đến phức tạp, từ cái biết đến cái chưa biết, từ gần đi tới xa, cụ thể đến trừu tượng, từ độc tấu đến song tấu, tam tấu và hòa tấu (từ cá nhân đến tập thể), từ một nhạc khí đến hai, ba, bốn nhạc khí khác nhau. Em Nguyễn Hữu Tiến, Trường Tiểu học Bình Hòa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tỏ ra thích thú khi được tiếp cận phương pháp giáo dục bằng âm nhạc dân tộc. Tiến bày tỏ: “Em sẽ đem những gì học được từ phương pháp này để truyền đạt cho các bạn. Và em mong rằng, giáo dục trẻ bằng âm nhạc dân tộc sẽ được đưa vào giảng dạy trong nhà trường như một môn chính”.
Phương pháp sư phạm mới
GS. Trần Văn Khê khẳng định, đây là phương pháp sư phạm rất mới và khác hẳn những phương pháp được áp dụng từ trước đến giờ. Những ưu điểm của phương pháp này là: Luyện tai nghe cho chính xác, vận dụng trí nhớ ghi lại trong đầu những gì thầy dạy trước khi luyện con mắt đọc đúng, đọc mau
Nhiều năm nay, GS.TS Trần Văn Khê đã dày công soạn ra các trò chơi thú vị, gần gũi với trẻ, từ cách điều khiển các bộ phận trên cơ thể phát ra tiếng nhạc, tung hứng với các loại nhạc cụ đơn giản đến việc giúp các em lắng nghe, phân biệt âm thanh trong cuộc sống xung quanh. Mục đích của việc làm này là đưa âm nhạc dân tộc vào học đường, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ.
những tín hiệu của bản ký âm theo cổ truyền hay theo phương Tây. Như vậy là dạy truyền ngón, truyền khẩu trước khi dạy ký âm. Dạy tiết tấu trước khi dạy giai điệu, vì tiết tấu đã dính liền với con người từ lúc còn là bào thai, đã nghe nhịp trái tim của mẹ mình. Nôi, võng đong đưa, ngọn tre đầu làng phất phơ theo gió, nước lớn nước ròng, ngày tiếp theo đêm đều là tiết tấu. Tập cho trẻ em có óc sáng tạo những câu ca dao mới, phỏng theo ca dao cổ… Bên cạnh đó, GS cũng dạy nhiều bài hát ru, hát đồng dao, bài vè, câu đố, bài thơ cho học sinh, sau tiết tấu đi lần đến các chữ nhạc hò, xự, xang, xê, cống, phát âm và hát bằng tên chữ nhạc. Dạy các em chép nhạc theo phong cách truyền thống, sau khi thuần thục sẽ đi đến cách chép nhạc theo phương Tây trên khuôn nhạc 5 dòng.
Chỉ cần vài phút học tiết tấu, trẻ có thể bước vào thực hành một cách hiệu quả. Không chỉ được học với thầy, trẻ còn có thể chủ động chia nhóm để thách đố nhau thông qua việc gõ trống để xác định tiết tấu. Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Việt cho rằng: “Phương pháp giáo dục trẻ bằng âm nhạc dân tộc của GS. Trần Văn Khê không những tạo cho trẻ một sân chơi lành mạnh mà còn tạo tiền đề cho trẻ tiếp cận với nhiều loại nhạc khí dân tộc có nguy cơ “mờ” dần trong lớp trẻ”.
Phương pháp này GS. Trần Văn Khê đã áp dụng dạy trẻ nhiều nước trên thế giới. Ở quốc gia nào cũng vậy, không chỉ có các bậc cha mẹ mà trẻ cũng rất háo hức khi nghe nói chuyện về việc đem âm nhạc dân tộc dạy cho trẻ em ở bậc tiểu học. Hầu hết mọi người đều tỏ ra thú vị, thậm chí vài người cảm động rơi lệ khi nhìn cảnh trẻ em vui vẻ, thích thú trong giờ học nhạc truyền thống, đặc biệt là khi nghe các em đối đáp thông suốt những câu hỏi của thầy về âm nhạc dân tộc, mà hẳn là một số người lớn vốn hờ hững với âm nhạc truyền thống cũng phải chịu thua”.
Bài, ảnh: Tuy An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)