Trong 5 năm (2006 – 2010), TP.HCM chỉ có 23 đề tài nghiên cứu ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) được hội đồng khoa học do Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM lập xét duyệt và giám định.
Đáng ngại hơn, số lượng đề tài trong các năm sau giảm mạnh, năm 2010 chỉ có một đề tài được xét duyệt. Số liệu trên đây được đưa ra tại hội thảo kết quả nghiên cứu khoa học lĩnh vực giáo dục – đào tạo giai đoạn 2006 – 2010 do Sở KH-CN TP.HCM vừa tổ chức.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục quá ít so với con số trên 75 nghìn cán bộ quản lý, giáo viên (trong đó có 42 tiến sỹ, 667 thạc sỹ và nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học).
Cũng tại hội thảo trên, Sở KH-CN TP.HCM đã chuyển giao 15 đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn từ năm 2006 – 2010, cho Sở GD-ĐT TP.HCM.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đề tài “Xây dựng website định hướng chọn ngành, trường đại học, cao đẳng thi phù hợp với sở thích và năng lực” và “nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình nồi hơi công nghiệp phục vụ dạy nghề” cũng đã được chuyển giao cho ĐH Quốc gia TP.HCM và trường Cao đẳng Nghề TP.HCM.
Theo các đơn vị được chuyển giao, kết quả nghiên cứu sẽ được xem xét để áp dụng vào thực tiễn dạy, học và quản lý.
Cũng tại hội thảo trên, Sở KH-CN TP.HCM đã chuyển giao 15 đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn từ năm 2006 – 2010, cho Sở GD-ĐT TP.HCM.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đề tài “Xây dựng website định hướng chọn ngành, trường đại học, cao đẳng thi phù hợp với sở thích và năng lực” và “nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình nồi hơi công nghiệp phục vụ dạy nghề” cũng đã được chuyển giao cho ĐH Quốc gia TP.HCM và trường Cao đẳng Nghề TP.HCM.
Theo các đơn vị được chuyển giao, kết quả nghiên cứu sẽ được xem xét để áp dụng vào thực tiễn dạy, học và quản lý.
Theo Võ Ánh
Đất Việt
Bình luận (0)