Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Các trường ĐH: Chuyển hướng đào tạo theo thị trường

Tạp Chí Giáo Dục

M ngành mi nếu ch đ thu hút thí sinh mà không xut phát t yêu cu thc tế s không bn vng. Đây là khng đnh ca bà Nguyn Th Kim Phng (V trưng V Giáo dc ĐH, B GD-ĐT) trưc vn đ trưng ĐH m ngành ch đ to ra li thế tuyn sinh hay “bt tay” vi th trưng lao đng trong xu thế cnh tranh đ tn ti.

Ph huynh giúp thí sinh tìm hiu thông tin tuyn sinh, ngành ngh mi ti mt trưng ĐH khu vc TP.HCM đ phc v đăng ký xét tuyn năm 2017

Bà Phụng cho rằng, trong điều kiện thông tin truyền thông phát triển như hiện nay, việc mở ngành mới nếu không thực chất và thực tế thì người học, xã hội sẽ sớm nhận ra; uy tín của các trường bị ảnh hưởng. Đặc biệt, những ngành đào tạo khác của trường có thể cũng bị nghi ngờ.

Ngưi hc s sm nhn biết

Bà Phụng nhìn nhận, vì “mất” sẽ lớn hơn “được” nên các trường không thể không xuất phát từ thực tế yêu cầu của cuộc sống và từ năng lực của chính mình để mở rộng ngành nghề đào tạo. “Cũng phải nói thêm, để tuyển sinh ngành mới, các trường phải làm nhiều việc từ đánh giá nhu cầu lao động của thị trường, tuyển dụng giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất đến xây dựng chương trình đào tạo, xác định vị trí việc làm chứ không chỉ đơn giản là tên ngành học”, bà Phụng cho hay.

Việc đầu tư mở ngành mới chứng tỏ các trường đã bắt đầu chuyển hướng từ đào tạo cái mình có sang đào tạo những gì thị trường cần và nếu đảm bảo điều kiện chất lượng thì đó là tín hiệu tốt. Ngoài ra, những yêu cầu về hội nhập, tham gia thị trường lao động khu vực và thế giới, quyền dịch chuyển lao động tự do cũng đòi hỏi các trường phải thiết kế ngành đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của nhà đầu tư từ các nước phát triển vào Việt Nam, tránh tình trạng lao động trong nước không được sử dụng ngay trên “sân nhà”. Cách đây khoảng 7-8 năm, nhiều trường ĐH ồ ạt mở các ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ… dẫn tới bão hòa. Thậm chí có trường không chuyên đào tạo kinh tế cũng mở ngành học này, sau đó không ít trường phải đóng cửa ngành vì không tuyển sinh được.

Bà Phụng cho rằng, thực tế có sự thừa thiếu cục bộ, song cần nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Xu hướng đào tạo đa ngành để các ngành hỗ trợ nhau về chuyên môn (chẳng hạn các nhóm y, dược, hóa, lý, sinh… hoặc kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật, quản trị…) đã khẳng định được ưu thế ở các nước phát triển, không nên đóng khung trong đào tạo đơn ngành.

Có thể thấy, những ngành bị đóng cửa là ngành không tuyển sinh được, không còn phù hợp hoặc không được trường đầu tư để giữ các điều kiện đảm bảo chất lượng tối thiểu… chứ chẳng phải chỉ là những ngành nêu trên hay ngành mới. Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu cho các trường khi mở ngành mới cần nghiên cứu thị trường lao động trong vùng, số lượng và quy mô của ngành đang đào tạo để tránh dư thừa.

Dng nhiu ngành không đm bo cht lưng

Trước câu hỏi, chỉ trong gần 2 năm thực hiện tự chủ, có trường ĐH mở mới đến hàng chục ngành đào tạo, từ bậc ĐH cho đến trình độ thạc sĩ, bà Phụng nhìn nhận, chất lượng mở ngành hầu như không phụ thuộc vào số lượng, tốc độ ngành được mở mà phụ thuộc vào điều kiện chuẩn bị, đầu tư của mỗi trường. Nếu mở nhiều mà tốt thì hiệu quả càng tốt.

Để chuẩn bị mở rộng tự chủ ĐH, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị xây dựng các chuẩn đảm bảo chất lượng khi mở ngành để các trường thực hiện; đã yêu cầu các trường phải công khai đề án mở ngành và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác, việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp để người học và xã hội giám sát; đã quy định hệ thống chế tài xử lý vi phạm và sẽ thanh kiểm tra thường xuyên, xử lý vi phạm nghiêm minh.

Thí sinh nên tìm hiểu kỹ thông tin

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT), ngành mới mà chưa hoặc có ít cơ sở đào tạo thường là ngành thị trường đang và sẽ tiếp tục cần, các nước phát triển đã thực hiện. Để đào tạo ngành mới, nhiều trường phải liên kết quốc tế, kết hợp với doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp chủ động đặt hàng đào tạo. Nếu các điều kiện đảm bảo chất lượng được thực hiện tốt thì sinh viên tốt nghiệp có cơ hội việc làm cao.

Tuy nhiên, cơ hội và tỷ lệ việc làm thực tế của sinh viên phụ thuộc vào trách nhiệm và điều kiện đầu tư của trường. Vì vậy, sinh viên nên chọn các trường uy tín hoặc trường mới nhưng được đầu tư tốt, các điều kiện đảm bảo chất lượng tốt, có hợp tác quốc tế với các trường uy tín hoặc có hợp tác doanh nghiệp để đào tạo ngành mới. Ngoài ra, thí sinh cần tìm hiểu kỹ các thông tin khi đăng ký xét tuyển trên website của trường, Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và thông tin về nhu cầu, cơ hội các ngành mới phương tiện truyền thông.

Các trường căn cứ vào yêu cầu của thị trường, sự phát triển của khoa học, công nghệ, yêu cầu của vị trí việc làm… để linh hoạt lựa chọn cách thức đáp ứng phù hợp: Có thể mở đào tạo ngành mới, mở chuyên ngành phù hợp trong ngành đang đào tạo hoặc xây dựng các chương trình cập nhật kiến thức mới cho lao động đã được đào tạo ở những giai đoạn trước; thậm chí xây dựng chương trình đào tạo văn bằng thứ hai cho lao động muốn chuyển đổi nghề nghiệp… chứ không nhất thiết là mở ngành đào tạo mới.

Với mỗi người học, cần tìm hiểu kỹ, yêu cầu nhà trường cung cấp đủ thông tin; chỉ lựa chọn trường đào tạo tốt, công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc làm sau khi học để đăng ký xét tuyển và cũng cần phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Bà Phụng thông tin thêm, Bộ GD-ĐT thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đào tạo, tuyển sinh của các cơ sở hoặc định kỳ rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các ngành đang đào tạo ở các trường. Từ năm 2010 đến nay, Bộ GD-ĐT đã dừng tuyển sinh 101 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 161 chuyên ngành thạc sĩ; thu hồi quyết định đào tạo đối với 57 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 32 ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; cảnh cáo 207 ngành và dừng tuyển sinh đối với gần 100 ngành đào tạo trình độ ĐH vì không duy trì điều kiện đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện.

Hiện Bộ GD-ĐT đang xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất lượng trong toàn hệ thống để thuận tiện cho công tác rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng, cho xã hội và người học giám sát, từng bước tạo sự cạnh tranh nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục ĐH.

T.Trân

Bình luận (0)