Qua tiết dạy “Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức”, nếu GV kết hợp giữa việc ôn bài cũ và giảng bài mới thì HS sẽ được nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (ảnh minh họa). Ảnh: N.Anh
|
Qua tiết học “Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức”,học sinh (HS) sẽ biết cách tìm mẫu thức chung sau khi đã phân tích các mẫu thức thành nhân tử …
Về khâu chuẩn bị, ngoài sách giáo khoa (SGK), GV cần có thêm bảng phụ để trình bày đủ các công thức và bài toán. Sau khi ổn định lớp, GV dành khoảng 7 phút để kiểm tra bài cũ với một số bài toán như: dùng tính chất cơ bản của phân thức đại số để biến đổi các phân thức thành phân thức có mẫu thức giống nhau. Lưu ý là GV chỉ cần gọi một HS lên bảng, còn các HS ở dưới lớp thì làm bài tập vào trong vở của mình. Khi nhận xét kết quả của HS, GV nên “mở ngoặc” bằng cách nói rõ cách trên gọi là quy đồng mẫu thức nhiều phân thức và đặt thêm câu hỏi: Muốn tìm mẫu thức chung thì chúng ta làm thế nào?
Trong phần giảng bài mới, GV nên chia giáo án thành hai cột: một bên là hoạt động của thầy – trò, một bên là nội dung bài học. Tiết dạy “Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức” có thể nêu hai hoạt động, đó là: Tìm mẫu thức chung và quy đồng mẫu thức. Dựa vào SGK, HS có thể trả lời một cách dễ dàng câu hỏi của GV về khái niệm của mẫu thức chung. Khi HS lên bảng phân tích các mẫu thức thành nhân tử, rồi tìm mẫu thức chung thì GV nhận xét câu trả lời của HS và hướng dẫn cả lớp tìm mẫu thức chung của hai phân thức đã cho trước. Từ đó đưa ra kết luận: Muốn tìm mẫu thức chung của hai phân thức thì chúng ta phải phân tích thành nhân tử rồi sau đó cộng chúng lại với nhau. Để HS có một cách ghi nhớ tốt, GV cần mô tả cách tìm mẫu thức chung bằng bảng phụ với bốn cột dọc, bao gồm các nội dung như: nhân tử (bằng số), lũy thừa của ẩn số (thường là x) và ba cột ngang bao gồm: mẫu thức 1, mẫu thức 2 và mẫu thức chung cần tìm. Trong hoạt động, để HS biết quy đồng mẫu thức theo hướng dẫn của GV thì thầy cô phải cho các em ôn lại quy tắc trong SGK (trang 42), sau đó cho một ví dụ cụ thể quy đồng cho hai phân tử theo các bước: tìm nhân tử phụ của phân thức 1 và phân thức 2, rồi lại nhân cả tử và mẫu với nhân tử phụ tương ứng. Do SGK đã có nhận xét chung nên GV chỉ yêu cầu HS nhắc lại là được.
Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, Q.11, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: Q.Huy
|
Tuy không phải là nội dung chính nhưng bước củng cố luyện tập là một hoạt động rất cần thiết đối với tiết dạy toán học. Vì thế GV nên dành khoảng 13 phút để cho các nhóm (một HS đại diện lên bảng, còn ba nhóm làm bài tại chỗ) quy đồng mẫu hai phân thức theo hướng dẫn trước đó. Trước khi GV nhận xét nên để các nhóm có ý kiến trước nhằm giúp các em tự củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài.
Như trên đã nói, qua tiết dạy cụ thể này các em HS sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng như: Nắm được quy trình quy đồng mẫu thức, biết tìm nhân tử chung bằng cách phân tích mẫu thành nhân tử, phép nhân cả tử với mẫu, tìm được nhân tử phụ và nhân tử phụ tương ứng. Nếu GV biết kết hợp giữa việc ôn bài học cũ và giảng bài mới thì HS sẽ nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Đó là cách vừa giảng vừa luyện, kết hợp ôn tập và từng bước hệ thống hóa kiến thức theo kiểu “cuốn chiếu”.
Nguyễn Ngọc Nghĩa
(GV Trường THCS Châu Văn Liêm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
Trong tiết dạy “Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức”, GV đặc biệt chú trọng khâu tích cực hóa hoạt động của HS nhằm phát triển khả năng tự học. Sâu xa hơn là rèn luyện kỹ năng vận dụng toán học (cụ thể là môn đại số) vào thực tiễn cuộc sống.
|
Bình luận (0)