Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tìm kiếm triết lý giáo dục Việt Nam thời kỳ phát triển mới

Tạp Chí Giáo Dục

Tại Hội thảo khoa học “Triết lý Giáo dục Việt Nam” đã được Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức ngày 19-7 tại Hà Nội, GS-VS Phạm Minh Hạc cho rằng muốn thực hiện “đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT” và “chiến lược GD-ĐT 2011- 2020” phải có triết lý giáo dục Việt Nam.

Triết lý giáo dục bao gồm: ý nghĩa sâu xa đã được trải nghiệm; tư tưởng giáo dục (cả đào tạo); lý luận chung về giáo dục; đường lối, chủ trương, chính sách phát triển giáo dục… Đặc biệt, triết lý giáo dục Việt Nam phải được tiến hành nghiên cứu thông qua các chủ đề như: Giáo dục Thăng Long – Hà Nội; giáo dục cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX; tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh; Đường lối giáo dục của Đảng; giáo dục thời kỳ đổi mới.

Còn GS-TS Dương Phú Hiệp lại nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục trong xã hội hiện nay. Giáo dục tạo ra nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH, như lúc sinh thời Bác Hồ từng nói: “Dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Trong khi đó, theo GS-TSKH Đào Trọng Thi, các tư tưởng giáo dục truyền thống cần được phát triển, nâng cao và bổ sung thêm những nội dung mới để đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. “Tư duy độc lập, sáng tạo là phẩm chất quan trọng đối với nhân lực trình độ cao trong thế giới hiện đại. Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo có thể rèn luyện thông qua hoạt động tự học và tự nghiên cứu khoa học…”, GS Thi nhấn mạnh.

L.Nguyên / SGGP

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)