Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vui buồn chuyện tuyển sinh đầu cấp

Tạp Chí Giáo Dục



Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4




Phường LĐ (Q.TĐ) có ba trường tiểu học. Địa bàn phường không có khu công nghiệp nên áp lực tuyển sinh cũng không cao. Do đó, người dân thường trú trong phường không vội vàng lắm trong việc xin cho con đi học, vì trước sau gì trường cũng chừa chỗ. Hôm nay đã kết thúc tuyển sinh rồi mà trường chúng tôi (Trường Tiểu học LĐ) chỉ thu hồ sơ được hơn một lớp, trong khi chỉ tiêu là hai lớp. Thầy trưởng phòng GD-ĐT phải điều tiết học sinh (HS) từ nơi khác đến: một mặt để cân bằng sĩ số, mặt khác để tạo điều kiện cho các em có chỗ học  (nhất là các em ở quê vào, cha mẹ làm ở khu chế xuất, không có điều kiện đưa đón con về giữa buổi, phải gửi vào bán trú…). Vì nếu các em mới đến tạm trú có nhu cầu xin vào trường đúng tuyến nhưng lại là “điểm nóng” cũng chỉ được học một buổi, không phải trường o ép mà vì sĩ số HS quá đông, trường có tổ chức vài lớp một buổi.

Trường chúng tôi có sĩ số HS không cao, hiệu trưởng các trường trong quận đều nắm rõ, nên khi có phụ huynh nào đến xin hiệu trưởng đều giới thiệu đến trường tôi. Nhưng kế hoạch tuyển sinh không cho phép chúng tôi nhận trái tuyến, ban tuyển sinh của trường lại giới thiệu lên phòng, nhưng trước khi lên phòng, chúng tôi có trách nhiệm hướng dẫn kỹ cho phụ huynh thủ tục gồm những gì… mặc dù không phải tuyến của trường tôi. Như trên đã nói: thầy trưởng phòng điều tiết HS về trường chúng tôi cho tất cả con em người dân có chỗ học nên hồ sơ HS – phụ huynh nộp ở phòng lại chuyển về trường. Nhưng có phụ huynh lại không muốn học ở trường chúng tôi, lúc đó chúng tôi lại làm thêm một khâu: làm thủ tục trả hồ sơ. Rất may số rút lại hồ sơ rất ít.

Trường LĐ là một trường nhỏ, không có thương hiệu nên ít HS trái tuyến trong quận đến xin học, trừ khi không còn trường nhận. Trong khi có những em hộ khẩu ở trong tuyến của trường lại đi xin học nơi khác vì phụ huynh có “cái lí” của họ: con theo cha, hộ khẩu cha đâu thì con và mẹ tạm trú ở đó. Trường hợp khác: cha, mẹ, con có thể có một sổ tạm trú ngoài sổ hộ khẩu, mà có sổ tạm trú nơi đâu thì có thể xin con được học trường gần nơi đó. Trường chúng tôi đã khuyết ít nhất hai chỗ như hai trường hợp trên… Nhiều khi chúng tôi tự an ủi nhau: “Thà an phận vậy đi, chứ nếu làm hiệu trưởng ở trường “điểm nóng” mà giải quyết không khéo sinh ra tiêu cực”. Nói như vậy nhưng chúng tôi cũng cảm thấy áy náy vô cùng, giống như “đẩy cái khó cho người khác” (mà thực tế chúng tôi đâu có “đẩy”). Nhiều khi chúng tôi nghe hiệu trưởng các trường ở “điểm nóng” tâm sự: “Ông A mới gọi điện, bà B, anh C làm ở cơ quan X, Y… mới đến xin con học, ngặt vì trái tuyến… không giải quyết được, mà trong cuộc sống có khi phải nhờ nhau…”.

Thấu hiểu nỗi “khổ tâm” của hiệu trưởng, mới hôm kia, một cán bộ trong ngành GD-ĐT TP.HCM (thông qua phòng GD-ĐT) đã nhắn tin cho các hiệu trưởng, lời nhắn tin của thầy là một lời động viên, một lời chia sẻ… đã khơi dậy trong lòng mỗi người sự thương yêu, thông cảm với phụ huynh khi họ có những bức xúc – cũng chỉ vì họ muốn con có một chỗ học…

Lệ Quyên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)