Tổng thống Pháp Francois Hollande nổi tiếng với biệt danh "Ngài Bình dân" vì phong cách sống giản dị, gần gũi. Có 2 người phụ nữ xinh đẹp có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời và sự nghiệp chính trị của ông.
Francois Hollande sinh ngày 12/8/1954 trong một gia đình trung lưu được cho là có nguồn gốc từ Hà Lan tại Rouen, thành phố nằm bên bờ sông Seine, phía bắc nước Pháp.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2012, ông Hollande trở thành đại diện tranh cử của Đảng Xã hội, đối đầu trực tiếp với tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy. Ngày 6/5/2012, ông Hollande chính thức được bầu làm Tổng thống Pháp với 51,7% phiếu bầu.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đi bộ từ đầu phố Hàng Chĩnh rồi vào phố Mã Mây. Ông vẫy tay chào người dân Hà Nội khi đoàn đi qua. |
Ông Hollande đang có chuyến thăm tới Việt Nam kéo dài tới ngày 7/9 sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20). Chuyến thăm đánh dấu lần đầu tiên một Tổng thống Pháp đến Việt Nam trong 12 năm.
Giới quan sát nhận định chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam thể hiện mong muốn xích lại gần Đông Nam Á, đẩy mạnh tốc độ xoay trục sang châu Á của cường quốc hàng đầu châu Âu này.
Báo BBC đã có bài đăng về những người phụ nữ trong đời vị Tổng thống bình dân này.
Segolene Royal
Năm 2007, bà Ségolène Royal trở thành ứng viên nữ đầu tiên của Đảng Xã hội vào được chung kết cuộc bầu cử tổng thống của nước Pháp, đối đầu với Nicolas Sarkozy.
François Hollande – người đàn ông từng chung sống cùng bà trong 30 năm và có với nhau 4 người con – khi đó cũng nằm trong Đảng Xã hội, nhưng quyết định lẩn vào hậu trường, nhường cho người phụ nữ của mình bước ra sân khấu.
Ségolène Royal và con trai lớn của François Hollande, Thomas Hollande. |
Ségolène Royal và François Hollande gặp nhau trong 1 buổi tiệc của trường. Cả hai, với cùng sở thích và niềm đam mê chính trị đã nhanh chóng đến với nhau và gắn bó lâu dài. Mặc dù vậy, Ségolène Royal và François Hollande quyết định không kết hôn.
Một mặt, cả hai cùng là đại biểu Quốc hội trong cùng 1 nhiệm kì, nguyên tắc là họ không được là vợ chồng. Mặt khác, cả tân Tổng thống Pháp lẫn cựu ứng viên Tổng thống 2007 đều nhất trí quan điểm, không nhất thiết phải ràng buộc nhau bằng một thứ trách nhiệm mang tên “Hôn nhân”. Họ chung sống cuối thập 1970, cho đến năm 2007.
Tổng thống Pháp và nữ nhà báo Valérie Trierweiler |
Valérie Trierweiler sinh năm 1965 ở thị trấn Angers, miền Tây nước Pháp. Valerie sinh ra và lớn lên, trong một gia đình trung lưu. Cha mất sớm, Valerie lớn lên cùng mẹ, nhân viên một trung tâm trượt băng trong thị trấn.
Bà Trierweiler không xa lạ gì với thế giới chính trị vì từng là nhà báo chính trị của tạp chí Paris Match (Pháp) trong hơn 2 thập niên.
Bà đã gặp ông François Hollande lần đầu tiên trong khuôn khổ nghề nghiệp vào năm 1988, nhân cuộc bầu cử Quốc hội.
Nhiều nguồn tin cho biết, cả hai đã dan díu với nhau ngay từ năm 2005, khi ông Hollande chưa chia tay bà Ségolène Royal. Đến năm 2006, hai người công khai quan hệ, sống chung với nhau.
Trước đó, Valérie Trierweiler từng trải qua 2 đời chồng. Nhiều báo chí Pháp mới đây cho biết, duyên nợ của François Hollande và Valérie Trierweiler đã có từ rất lâu.
Vào những năm 1990, khi mới vào nghề, bài báo đầu tiên của Valérie Trierweiler là phỏng Segolene Royal, người cũ của ông Hollande.
Bà Royal khi đó đang là Bộ trưởng Môi trường Pháp, vị Bộ trưởng đầu tiên sinh con khi đang tại nhiệm.
Báo chí Pháp miêu tả Valérie Valerie là một 1 nữ bình dị. Valerie ăn mặc theo phong cách cổ điển, đơn giản và lịch sự.
Bà được coi là tấm gương phản ánh chân thực nhất hình ảnh của những phụ nữ Pháp kín đáo, đời thường và không kiểu cách.
Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực chính trị, Valérie Trierweiler không có ý định dấn thân trong những cuộc đua vào chính trường.
Tuy vậy, bà cũng không giống phu nhân cựu Tổng thống Pháp Sarkozy tuyên bố tránh xa đời sống chính trị.
Valérie Trierweiler cho thấy bà sẽ là người sát cánh, ủng hộ và đồng hành cùng người tình trên cương vị mới của ông.
Người ta tin rằng Valerie là một trong những cố vấn đắc lực đã giúp ông Hollande xây dựng cương lĩnh tranh cử có sức thuyết phục hơn so với đối thủ Sarkozy.
Mặc khác, nhờ nhiều mối quan hệ trong chính giới, nữ nhà báo xinh đẹp là người giúp đỡ ông Hollande rất nhiều trong các cuộc vận động tranh cử.
Chính vì thế, trong cuộc chạy đua của ông Hollande vào điện Elysées có dấu ấn rất đậm của người phụ nữ đặc biệt này. Valérie Trierweiler cũng ý thức rõ vị trí của mình.
Kể từ khi công khai quan hệ với ông Hollande, bà đã chuyến sang viết về nghệ thuật để tránh xung đột lợi ích.
Người ta nhận định, người phụ nữ thứ 2 này sẽ là người đàn bà thực sự, và là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp của tân Tổng thống Pháp khởi sắc.
Valérie Trierweiler hiện là người phụ nữ được quan tâm nhiều nhất tại Pháp. Xinh đẹp không kém phu nhận cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy – Carla Bruni, luôn xuất hiện cùng Hollande trong các sự kiện quan trọng, thế nhưng Valérie Trierweiler vẫn chưa được gọi là Đệ nhất phu nhân của nước Pháp.
Lý do, cũng như mối quan hệ với người phụ nữ trước, Hollande sống cùng Valérie Trierweiler nhưng họ chưa hề kết hôn.
Chính vì mối quan hệ không hôn nhân này, giới truyền thông Pháp cảm thấy khó chọn lấy một danh xưng cho bà Valerie, khi bà không phải Đệ nhất phu nhân theo nghĩa truyền thống.
Ngoài ra, nhiều người cũng đặt vấn đề về những chuyến thăm chính thức nước ngoài của Hollande, liệu sẽ có mặt Valérie Trierweiler với tư cách Đệ nhất phu nhân hay không, nhất là ở những quốc gia Hồi giáo vốn không cho phép chung sống ngoài hôn nhân.
Nếu không cưới, 1 số quốc gia chủ nhà có thể đối mặt với sự lúng túng về nghi thức ngoại giao khi đón 1 nguyên thủ quốc gia chưa kết hôn tới thăm cùng một phụ nữ không phải là vợ chính thức.
Về phía mình, bà Trierweiler tuyên bố là sau bầu cử bà sẽ vẫn tiếp tục nghề phóng viên. Nhà báo xinh đẹp cũng cho biết, họ vẫn tiếp tục mối quan hệ với tư cách người sống chung, nhưng không là vợ chồng, và sẽ không đặt ra vấn đề gì về mặt ngoại giao.
Nếu Hollande và Trierweiler vẫn quyết định không làm đám cưới, Trierweiler sẽ trở thành Đệ nhất phu nhân chưa kết hôn đầu tiên trong lịch sử nước Pháp.
Người dân Pháp cũng có quyền đặt nhiều kỳ vọng vào một tân Đệ nhất phu nhân bình dị, gần gũi và hết mình vì sự nghiệp chính trị của chồng cũng như lợi ích của dân chúng.
Trong khi đó, người cũ của ông Hollande – Ségolène Royal, 58 tuổi – cho hay bà sẽ tiếp tục chiến đấu vì sự nghiệp chính trị của bản thân, với chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện – vị trí được coi là uy tín nhất tại Pháp, chỉ đứng sau Tổng thống và Thủ tướng.
Minh Minh/ PNO
Bình luận (0)