Theo đánh giá của nhiều giáo viên bộ môn, kiến thức môn sử dài, nặng nề nên ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người học. Khi tiếp thu kiến thức HS đã thấy quá tải, đến lúc ôn tập các em lại thấy nhiều tri thức hơn nên từ đó đâm ra sợ môn này. Đa số HS học sử chủ yếu để tập trung thi tốt nghiệp THPT chứ không phải mục đích chính là thi vào các trường ĐH, CĐ như những bộ môn khác, nhất là khoa học tự nhiên. Trong khi đó đề thi môn sử vẫn yêu cầu người làm bài phải học thuộc lòng, phải nhớ số liệu, sự kiện thật chính xác. Vì thế, dù giáo viên muốn đổi mới cách dạy cũng rất khó mà vẫn theo lối dạy từ chương như trước đây. Bây giờ cách học thuộc lòng cũng rất hạn chế trong HS vì các em không nhớ được nhiều. Một số HS thừa nhận học sử rất hay nên học say mê, nhưng thấy bài nhiều học hoài không hết nên đâm ra nản. Tâm lý các em khi học, nhất là trong thời gian chuẩn bị thi cử thì ôn bài không hết đành buông ra để tập trung học môn khác, chấp nhận điểm thấp miễn sao đừng “dính” vào điểm liệt là được. Ngoài ra, tôi cũng đồng tình với ý kiến là xã hội vẫn chưa coi trọng môn sử, trong đó có nhận thức của gia đình các em.
Giúp HS yêu thích môn sử: Đề thi vẫn yêu cầu HS học thuộc lòng
Nguyễn Thị Phi Phượng
(Tổ trưởng bộ môn lịch sử Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM)
Bình luận (0)