Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tập trung khảo sát năng lực giáo viên tiếng Anh

Tạp Chí Giáo Dục

Một tiết học tiếng Anh của học sinh Trường TH Nguyễn Văn Trỗi (Q.4).
Ảnh: Q.Huy
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoài Chương – Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại hội thảo Hướng dẫn giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học năm 2011-2012. Ông Chương cho biết: Để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ cho học sinh (HS), đòi hỏi đội ngũ giáo viên (GV) giảng dạy phải đạt năng lực theo yêu cầu. Cụ thể, đối với GV trong biên chế hoặc do phòng GD-ĐT hay các trường hợp đồng phải có trình độ CĐ, ĐH các trường sư phạm; trình độ ĐH ngoại ngữ hay ĐH KHXH-NV TP.HCM; đạt năng lực trình độ B2 (theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu) hoặc các cấp độ tương đương do Trung tâm Khảo thí quốc tế cấp. Do đó, để đảm bảo cho GV đạt chuẩn, trong năm học 2011-2012, Sở GD-ĐT sẽ khảo sát năng lực tiếng Anh của GV tại ba quận để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dạy và học, Sở GD-ĐT TP.HCM khuyến khích các trường mời giáo viên bản ngữ về giảng dạy…
Năm nay, chương trình, kế hoạch giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học vẫn bám trên chương trình, kế hoạch giảng dạy của năm học trước. Đối với HS, các trường phấn đấu đạt từ 25-30 HS/lớp và khuyến khích các trường dạy 2 buổi/ngày tổ chức dạy và học tiếng Anh (buổi thứ hai tổ chức các hoạt động học tập theo hình thức câu lạc bộ). Kết quả yêu cầu đối với HS học hết lớp 1 và lớp 2 là phải đạt cấp Starters; HS hết lớp 3, lớp 4 phải đạt Mover; HS hết lớp 5 đạt Flyer. Chương trình tiếng Anh tăng cường vẫn dạy 8 tiết/tuần; tiếng Anh tự chọn dạy 2 tiết/tuần hoặc nhiều hơn.
Đối với lớp 1, từ tuần thứ 9 đến hết học kỳ 1, HS sẽ làm quen với các động lệnh trong dạy và học tiếng Anh tăng cường và tiếng Anh tự chọn, bắt đầu dạy ở tuần thứ 19 tại học kỳ II. HS lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 học từ đầu năm học. Để thực hiện tốt việc giảng dạy chương trình tiếng Anh bậc tiểu học, ông Lê Ngọc Điệp – Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM) – yêu cầu phòng GD-ĐT các quận, huyện chỉ đạo việc các trường dạy thật nghiêm túc, tránh tình trạng khoán trắng cho các trung tâm nhằm đảm bảo yêu cầu phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS.
Ông Lê Tiến Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) – cho biết việc đào tạo đội ngũ GV hiện còn gặp nhiều khó khăn, do đó bộ yêu cầu các sở GD-ĐT rà soát lại đội ngũ GV, phấn đấu đến năm 2020 có 100% HS tiểu học được học tiếng Anh từ lớp 3. Hà Nội và TP.HCM phải là hai địa phương “đi nhanh về sớm”, tiên phong trong việc giảng dạy, phổ cập ngoại ngữ trên cả nước.
Ngọc Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)