Trẻ khiếm thị vui chơi, hòa đồng cùng bạn bè. (Ảnh minh họa) |
Chúng ta cần biết về cá tính của con mình, và giáo viên cần biết về sự khác biệt của mỗi trẻ để tạo điều kiện cho con trẻ có những kinh nghiệm tích cực về tình bạn. Dưới đây là một số lời khuyên giúp con bạn hòa đồng khi chơi với các bạn cùng trang lứa.
Cần biết cá tính của trẻ
Khoảng từ 3 đến 4 tuổi, trẻ rất muốn tương tác với các bạn cùng trang lứa, đặc biệt là trẻ có anh chị gần sát tuổi trẻ đi học. Mặc dù chỉ có ít kinh nghiệm giao tiếp và hòa đồng với bạn bè nhưng đó không phải là điểm bất lợi đối với trẻ.
Tính khí của trẻ cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc trẻ có chơi hòa hợp với bạn bè hay không. Những trẻ lanh lợi, tươi cười thì dễ dàng chơi hòa đồng với bạn bè. Trẻ hiếu động, khỏe mạnh thường có xu hướng phá hỏng mối quan hệ cho tới khi nào biết kiềm chế bản thân. Trẻ thận trọng sẽ đứng từ xa quan sát các bạn chơi, cho tới khi nào cảm thấy thoải mái thì mới tham gia chơi cùng. Sau đó, trẻ này sẽ chọn một hoặc hai bạn để chơi riêng.
Cư xử lịch sự và hợp lý
Trong nhà, bạn hãy tạo một môi trường vui chơi an toàn. Nếu con bạn hiếu động, bạn cần phải quan sát xem có vật nào dễ bị đổ vỡ (ví dụ như cây đèn ngủ chẳng hạn); hay những cạnh nhọn của bàn; hoặc những thứ mà bé không được phép trèo lên.
Khi con bạn còn nhỏ, bạn nên bắt đầu cho trẻ chơi với các bạn trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ nên cho trẻ gặp từng bạn một. Dần dần, bạn tăng dần thời gian chơi khi cả con và bạn bè biết kiểm soát bản thân. Những buổi gặp nhau ở công viên sẽ làm bọn trẻ bớt tranh giành đồ chơi và bớt gặp khó khăn trong việc chia sẻ đồ chơi.
Trẻ sẽ sớm chấp nhận hành vi lịch sự nếu như trẻ quan sát thấy cha mẹ cư xử lịch sự và hợp lý đối với chúng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn đáp ứng tất cả các đòi hỏi của trẻ và bạn cảm thấy xấu hổ khi phải đưa ra các giới hạn. Cư xử lịch sự và hợp lý đối với trẻ chỉ có nghĩa là khi trẻ học cách đương đầu với những giới hạn mà cha mẹ đặt ra, trẻ cũng cần phải đương đầu với những thất bại trong mối quan hệ bạn bè.
Kỷ luật nhưng không trừng phạt
Nếu con bạn chưa đi học, bạn sẽ phải tìm kiếm và tạo điều kiện để con học hỏi các kỹ năng xã hội. Bạn có thể kết thân với một phụ huynh có con cùng tuổi với con bạn và cũng chưa đi học, sau đó, hàng tuần có thể tổ chức một hoặc hai buổi gặp mặt hoặc bạn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động công cộng tại địa phương.
Lê Trung Sa
Kỷ luật đối với trẻ cần phải rõ ràng nhưng không hà khắc hoặc không mang tính trừng phạt trẻ. Khi trẻ cảm thấy mình bị người lớn bắt nạt, trẻ sẽ đi bắt nạt bạn bè. Mong đợi con chia sẻ đồ chơi cần phải hợp lý. Một số em ở lứa tuổi mẫu giáo sẵn sàng chia sẻ đồ chơi với bạn bè nhưng một số thì chưa hiểu về khái niệm chia sẻ cho đến khi bé 5 hoặc 6 tuổi. Một số bé có thể sẵn sàng chia sẻ món đồ chơi này, nhưng với món đồ chơi mà bé yêu thích thì lại không.
|
Bình luận (0)