Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã khẳng định: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược; mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi… Đây là một định hướng chiến lược quan trọng của Đảng ta về giáo dục và đào tạo. Nếu chúng ta tổ chức triển khai thực hiện tốt nhất định ta sẽ nâng cao được chất lượng nòi giống và đào tạo nhân tài cho đất nước.
Theo một số liệu mới đây thì nước ta mới chỉ có 20% trẻ em lứa tuổi nhà trẻ (3-36 tháng) được đến trường, còn khoảng 3 triệu trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo chưa được đến trường. Đây là một thiệt thòi lớn không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả đất nước. Hiện nay, Nhà nước mới quan tâm đầu tư từ cấp tiểu học trở lên, trong khi đó, cấp học mầm non từ 0-6 tuổi, độ tuổi có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển về trí lực và thể lực thì lại chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, việc thực hiện Chiến lược kinh tế-xã hội 2011-2020 của Đảng về giáo dục và đào tạo thì trước hết, Nhà nước phải đầu tư thỏa đáng cho giáo dục mầm non, đồng thời có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các lực lượng trong xã hội tham gia.
Vừa qua, hiểu được giá trị to lớn của chương trình giáo dục sớm theo “Phương án 0 tuổi”, một số nhà giáo dục và doanh nhân tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà đã thành lập Tập đoàn giáo dục và đầu tư VSK, trong đó có Viện Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VICER và Trường Mầm non VSK, góp phần xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Trong lần đến thăm và tìm hiểu tại Viện VICER và Trường Mầm non VSK của Tập đoàn, thấy rằng Viện VICER và Trường Mầm non VSK đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ giáo dục sớm theo “Phương án 0 tuổi” của Trung Quốc và của một số nước khác nhằm từng bước xây dựng được Chương trình giáo dục sớm từ 0-6 tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa… của Việt Nam, góp phần phát triển tiềm năng của trẻ em, đào tạo nhân tài cho đất nước. Thời gian nghiên cứu, thử nghiệm chưa nhiều nhưng bước đầu đã nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học giáo dục và đặc biệt là đã được đông đảo phụ huynh học sinh có tìm hiểu về giáo dục sớm đón nhận.
Tuy nhiên, do điều kiện về cơ sở vật chất có hạn nên mô hình này mới chỉ dừng ở độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo mà chưa có thể phát triển lên các cấp học cao hơn. Đây là một mô hình giáo dục rất mới, có ý nghĩa đột phá để nâng cao chất lượng nòi giống, đào tạo nhân tài cho đất nước cần được quan tâm để nhân rộng. Do đó, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu loại mô hình giáo dục sớm này và có tính hiệu quả của mô hình để xây dựng chương trình Giáo dục sớm và mở rộng các trường thực hành giáo dục sớm của Nhà nước và tư nhân.
Việt Nam đã đi sau thế giới hơn 30 năm trong lĩnh vực giáo dục sớm. Chúng ta cần có một giải pháp rút ngắn, sáng tạo ra cách làm riêng của Việt Nam để vượt lên “đi sau về trước”, tạo ra sản phẩm giáo dục đẳng cấp quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực chất lượng cao toàn cầu.
Trước mắt, cần tuyên truyền sâu rộng về giáo dục sớm trong cộng đồng dân cư, để giáo dục sớm trở thành một nét văn hóa trong đời sống gia đình Việt Nam. Các đoàn thể nhân dân như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Hội Khuyến học… cần phải vào cuộc thực hiện Chiến lược của Đảng về giáo dục và đào tạo, xây dựng các Câu lạc bộ gia đình, Câu lạc bộ ở thôn, xã, Câu lạc bộ của ngành mình, giới mình về giáo dục sớm.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho sự thành công của Chương trình giáo dục sớm, nâng cao chất lượng nòi giống, nhằm nuôi dưỡng, đào tạo ra các tài năng cho dân tộc Việt Nam, việc đầu tư xây dựng một “Tổ hợp hệ thống trường đào tạo nhân tài Việt Nam và các cơ sở nghiên cứu thực hiện từ mầm non đến phổ thông” là hết sức cần thiết và làm càng sớm càng tốt. Vì theo mô hình giáo dục sớm thì chỉ cần từ 15 đến 20 năm chúng ta đã có một hệ thống công dân Việt Nam có trí lực và thể lực vượt trội để sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong
Theo một số liệu mới đây thì nước ta mới chỉ có 20% trẻ em lứa tuổi nhà trẻ (3-36 tháng) được đến trường, còn khoảng 3 triệu trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo chưa được đến trường. Đây là một thiệt thòi lớn không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả đất nước. Hiện nay, Nhà nước mới quan tâm đầu tư từ cấp tiểu học trở lên, trong khi đó, cấp học mầm non từ 0-6 tuổi, độ tuổi có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển về trí lực và thể lực thì lại chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, việc thực hiện Chiến lược kinh tế-xã hội 2011-2020 của Đảng về giáo dục và đào tạo thì trước hết, Nhà nước phải đầu tư thỏa đáng cho giáo dục mầm non, đồng thời có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các lực lượng trong xã hội tham gia.
Vừa qua, hiểu được giá trị to lớn của chương trình giáo dục sớm theo “Phương án 0 tuổi”, một số nhà giáo dục và doanh nhân tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà đã thành lập Tập đoàn giáo dục và đầu tư VSK, trong đó có Viện Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VICER và Trường Mầm non VSK, góp phần xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Trong lần đến thăm và tìm hiểu tại Viện VICER và Trường Mầm non VSK của Tập đoàn, thấy rằng Viện VICER và Trường Mầm non VSK đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ giáo dục sớm theo “Phương án 0 tuổi” của Trung Quốc và của một số nước khác nhằm từng bước xây dựng được Chương trình giáo dục sớm từ 0-6 tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa… của Việt Nam, góp phần phát triển tiềm năng của trẻ em, đào tạo nhân tài cho đất nước. Thời gian nghiên cứu, thử nghiệm chưa nhiều nhưng bước đầu đã nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học giáo dục và đặc biệt là đã được đông đảo phụ huynh học sinh có tìm hiểu về giáo dục sớm đón nhận.
Tuy nhiên, do điều kiện về cơ sở vật chất có hạn nên mô hình này mới chỉ dừng ở độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo mà chưa có thể phát triển lên các cấp học cao hơn. Đây là một mô hình giáo dục rất mới, có ý nghĩa đột phá để nâng cao chất lượng nòi giống, đào tạo nhân tài cho đất nước cần được quan tâm để nhân rộng. Do đó, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu loại mô hình giáo dục sớm này và có tính hiệu quả của mô hình để xây dựng chương trình Giáo dục sớm và mở rộng các trường thực hành giáo dục sớm của Nhà nước và tư nhân.
Việt Nam đã đi sau thế giới hơn 30 năm trong lĩnh vực giáo dục sớm. Chúng ta cần có một giải pháp rút ngắn, sáng tạo ra cách làm riêng của Việt Nam để vượt lên “đi sau về trước”, tạo ra sản phẩm giáo dục đẳng cấp quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực chất lượng cao toàn cầu.
Trước mắt, cần tuyên truyền sâu rộng về giáo dục sớm trong cộng đồng dân cư, để giáo dục sớm trở thành một nét văn hóa trong đời sống gia đình Việt Nam. Các đoàn thể nhân dân như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Hội Khuyến học… cần phải vào cuộc thực hiện Chiến lược của Đảng về giáo dục và đào tạo, xây dựng các Câu lạc bộ gia đình, Câu lạc bộ ở thôn, xã, Câu lạc bộ của ngành mình, giới mình về giáo dục sớm.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho sự thành công của Chương trình giáo dục sớm, nâng cao chất lượng nòi giống, nhằm nuôi dưỡng, đào tạo ra các tài năng cho dân tộc Việt Nam, việc đầu tư xây dựng một “Tổ hợp hệ thống trường đào tạo nhân tài Việt Nam và các cơ sở nghiên cứu thực hiện từ mầm non đến phổ thông” là hết sức cần thiết và làm càng sớm càng tốt. Vì theo mô hình giáo dục sớm thì chỉ cần từ 15 đến 20 năm chúng ta đã có một hệ thống công dân Việt Nam có trí lực và thể lực vượt trội để sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong
VŨ OANH
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Chủ tịch Hội GDCSSKCĐ Việt Nam
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Chủ tịch Hội GDCSSKCĐ Việt Nam
Theo
Bình luận (0)