Hà Nội đang tiến hành quyết liệt chuẩn hóa giọng nói giáo viên và học sinh các huyện ngoại thành, điều đó đã và đang gây nên bao chuyện nghe có vẻ rất nực cười. Bởi Hà Nội trải dài và rộng thế, nhiều địa phương, nhiều thổ âm khác nhau là đúng thôi. Song, ngay cả trong nội thành cũng có một Hà Nội khác, Hà Nội của những người "lói ngọng".
Bạn tôi, nhà 4 đời Hà Nội, cũng có thể coi là người Hà Nội gốc, thế mà đời thứ 5, tức là con bạn, không hiểu sao con cái cứ rặt nói bảo thành "bẩu", nóng thành "nực", trâu thành "tru", phát âm thì không chuẩn, rặt tiếng địa phương. Bạn cũng không để ý lắm, cho đến khi bà nội cháu đến chơi, phát hoảng vì cách nói của cháu mình, trách mắng con dâu con trai một chặp thì bạn mới điều tra và phát hiện ra "thủ phạm" chính là những bà giúp việc trong nhà. Hai vợ chồng bạn đi tối ngày, việc chăm sóc con cái phó mặc họ. 5 năm, nhà bạn thay 7 lần người giúp việc. Hết người Quảng Bình lại đến Thanh Hóa, Hà Nam, Phú Thọ, Nghệ An. Hai đứa con sàn sàn bằng tuổi nhau, đang tuổi học ăn học nói, lại gần người giúp việc hơn bố mẹ nên ảnh hưởng cách nói năng đặc tính địa phương là điều đương nhiên. Thế là, cả nhà bò ra, ngày nào cũng sửa cách nói, so với các lớp học "luyện thanh" của cô trò ngoại thành cũng chẳng kém cạnh là bao nhiêu. Điều quan trọng là, dù có sửa lên sửa xuống, nhưng con bạn vẫn có nguy cơ "ngọng" trở lại, vì trẻ con rất thích những điều là lạ, khác thường, lại thích nói ngược, nói trái khoáy làm vui. Nhưng, tìm đâu ra người giúp việc Hà Nội bây giờ, chả nhẽ lại đăng tuyển: "Tìm người giúp việc khỏe mạnh, trung thực, nói giọng chuẩn"? Bạn vò đầu bứt tóc. Hóa ra, phim và kịch của ta trước nay vẫn dựng hình tượng người giúp việc nói to, nói "ngọng níu ngọng nô" cũng không phải là thái quá.
Tôi chợt nhớ đến cách đây hơn chục năm, khi ra Hà Nội học, vào hàng bún, loi choi nói: "Cho cháu xin mấy cọng húng chó", bị bà bán hàng rất phúc hậu nhắc nhở: "Mới ra Hà Nội hả cháu, ở đây người ta nói là húng thơm, không ai gọi là húng chó cả. Tập nói thế cho quen đi nhé". Tôi đỏ bừng mặt vì cái "sự quê" của mình. Từ đó, tôi cố gắng để ý cách nói năng sao cho dễ nghe nhất.
Tất nhiên, với tầng lớp công chức, giao tiếp trong môi trường công sở, việc thay đổi giọng nói, ngữ điệu gần như là điều bắt buộc, cho hòa nhập, cho văn minh. Người miền Trung xưa vẫn bảo nhau: "Chém cha không bằng pha tiếng", nhưng ngày nay, điều đó hầu như không còn điều quan trọng nữa. Họ đã biết, quan trọng là sự phù hợp trong từng hoàn cảnh, điều kiện để phục vụ tốt công việc, cuộc sống của mình. Chính vì thế, hơn ai hết, những người miền Trung là người hòa nhập nhanh nhất. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi một người vừa nói chuyện giọng Bắc rất chuẩn với bạn, khi nghe điện thoại lại "đổi giọng" bất ngờ như một người hoàn toàn khác. Bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm vì họ không giao tiếp với bạn suốt cả ngày bằng giọng cha sinh mẹ đẻ của họ. Điều đó khó khăn cho bạn và cho những người khác biết chừng nào.
Còn với những người đến Hà Nội chỉ để mưu sinh, kiếm sống bằng cách bán sức lao động thì xem ra khó có thể "chuẩn" nổi. Bởi, không ai yêu cầu họ phải "chuẩn", họ cũng chẳng lấy thế làm buồn. Bán hàng rong, làm người giúp việc, khuân vác, đánh giày, “xe ôm”, những môi trường làm việc khá tự do, khách hàng chốc đến chốc đi, bạn hàng thì cũng nói giọng địa phương như nhau, vậy thì tội gì mà không "hồn nhiên", tự nhiên cho mệt. Bạn tôi ở Sài Gòn ra, rất ngạc nhiên khi thấy tiếng rao gì đó, như tiếng hát, ngân nga, kéo dài giọng, nghe thì rất hay nhưng… chả hiểu gì cả. Đó cũng là ấn tượng ban đầu của tôi về những người thu mua phế liệu (mà bạn gọi là ve chai). "Nhôm lát sắt vụn đổi bán đi", chỉ mỗi câu đó thôi mà mỗi người một giọng, một ngữ điệu, một cách phát âm khác nhau, nghe ngồ ngộ, cứ như thể, các bà ấy, chị ấy đang nâng nghề này lên thành… nghệ thuật vậy.
Chẳng cần phải làm cuộc khảo sát, bạn hẳn sẽ nhớ ngay rằng, khu dân cư nào đó, quán nước nào đó, nhà hàng nào đó, ngay cả hàng xóm nhà bạn, chủ là người Hà Nội đã ở Hà Nội mấy chục năm trời mà vẫn cứ nói ngọng rất buồn cười. Thậm chí, ngay cả những người có địa vị xã hội, nhiều khi lên truyền hình phát biểu vẫn còn “…thanh nịch” như thường. Vì thế, công cuộc "chuẩn hóa" giọng nói của giáo viên, học sinh ở ngoại thành xem ra cũng cần phải tính đến.
Bạn tôi, nhà 4 đời Hà Nội, cũng có thể coi là người Hà Nội gốc, thế mà đời thứ 5, tức là con bạn, không hiểu sao con cái cứ rặt nói bảo thành "bẩu", nóng thành "nực", trâu thành "tru", phát âm thì không chuẩn, rặt tiếng địa phương. Bạn cũng không để ý lắm, cho đến khi bà nội cháu đến chơi, phát hoảng vì cách nói của cháu mình, trách mắng con dâu con trai một chặp thì bạn mới điều tra và phát hiện ra "thủ phạm" chính là những bà giúp việc trong nhà. Hai vợ chồng bạn đi tối ngày, việc chăm sóc con cái phó mặc họ. 5 năm, nhà bạn thay 7 lần người giúp việc. Hết người Quảng Bình lại đến Thanh Hóa, Hà Nam, Phú Thọ, Nghệ An. Hai đứa con sàn sàn bằng tuổi nhau, đang tuổi học ăn học nói, lại gần người giúp việc hơn bố mẹ nên ảnh hưởng cách nói năng đặc tính địa phương là điều đương nhiên. Thế là, cả nhà bò ra, ngày nào cũng sửa cách nói, so với các lớp học "luyện thanh" của cô trò ngoại thành cũng chẳng kém cạnh là bao nhiêu. Điều quan trọng là, dù có sửa lên sửa xuống, nhưng con bạn vẫn có nguy cơ "ngọng" trở lại, vì trẻ con rất thích những điều là lạ, khác thường, lại thích nói ngược, nói trái khoáy làm vui. Nhưng, tìm đâu ra người giúp việc Hà Nội bây giờ, chả nhẽ lại đăng tuyển: "Tìm người giúp việc khỏe mạnh, trung thực, nói giọng chuẩn"? Bạn vò đầu bứt tóc. Hóa ra, phim và kịch của ta trước nay vẫn dựng hình tượng người giúp việc nói to, nói "ngọng níu ngọng nô" cũng không phải là thái quá.
Tôi chợt nhớ đến cách đây hơn chục năm, khi ra Hà Nội học, vào hàng bún, loi choi nói: "Cho cháu xin mấy cọng húng chó", bị bà bán hàng rất phúc hậu nhắc nhở: "Mới ra Hà Nội hả cháu, ở đây người ta nói là húng thơm, không ai gọi là húng chó cả. Tập nói thế cho quen đi nhé". Tôi đỏ bừng mặt vì cái "sự quê" của mình. Từ đó, tôi cố gắng để ý cách nói năng sao cho dễ nghe nhất.
Tất nhiên, với tầng lớp công chức, giao tiếp trong môi trường công sở, việc thay đổi giọng nói, ngữ điệu gần như là điều bắt buộc, cho hòa nhập, cho văn minh. Người miền Trung xưa vẫn bảo nhau: "Chém cha không bằng pha tiếng", nhưng ngày nay, điều đó hầu như không còn điều quan trọng nữa. Họ đã biết, quan trọng là sự phù hợp trong từng hoàn cảnh, điều kiện để phục vụ tốt công việc, cuộc sống của mình. Chính vì thế, hơn ai hết, những người miền Trung là người hòa nhập nhanh nhất. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi một người vừa nói chuyện giọng Bắc rất chuẩn với bạn, khi nghe điện thoại lại "đổi giọng" bất ngờ như một người hoàn toàn khác. Bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm vì họ không giao tiếp với bạn suốt cả ngày bằng giọng cha sinh mẹ đẻ của họ. Điều đó khó khăn cho bạn và cho những người khác biết chừng nào.
Còn với những người đến Hà Nội chỉ để mưu sinh, kiếm sống bằng cách bán sức lao động thì xem ra khó có thể "chuẩn" nổi. Bởi, không ai yêu cầu họ phải "chuẩn", họ cũng chẳng lấy thế làm buồn. Bán hàng rong, làm người giúp việc, khuân vác, đánh giày, “xe ôm”, những môi trường làm việc khá tự do, khách hàng chốc đến chốc đi, bạn hàng thì cũng nói giọng địa phương như nhau, vậy thì tội gì mà không "hồn nhiên", tự nhiên cho mệt. Bạn tôi ở Sài Gòn ra, rất ngạc nhiên khi thấy tiếng rao gì đó, như tiếng hát, ngân nga, kéo dài giọng, nghe thì rất hay nhưng… chả hiểu gì cả. Đó cũng là ấn tượng ban đầu của tôi về những người thu mua phế liệu (mà bạn gọi là ve chai). "Nhôm lát sắt vụn đổi bán đi", chỉ mỗi câu đó thôi mà mỗi người một giọng, một ngữ điệu, một cách phát âm khác nhau, nghe ngồ ngộ, cứ như thể, các bà ấy, chị ấy đang nâng nghề này lên thành… nghệ thuật vậy.
Chẳng cần phải làm cuộc khảo sát, bạn hẳn sẽ nhớ ngay rằng, khu dân cư nào đó, quán nước nào đó, nhà hàng nào đó, ngay cả hàng xóm nhà bạn, chủ là người Hà Nội đã ở Hà Nội mấy chục năm trời mà vẫn cứ nói ngọng rất buồn cười. Thậm chí, ngay cả những người có địa vị xã hội, nhiều khi lên truyền hình phát biểu vẫn còn “…thanh nịch” như thường. Vì thế, công cuộc "chuẩn hóa" giọng nói của giáo viên, học sinh ở ngoại thành xem ra cũng cần phải tính đến.
Theo Ngữ Yên
(ANTĐ)
Bình luận (0)