Đó là vấn đề được xác định tại hội thảo Tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường khu vực xung quanh Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 9/12, tại Ninh Bình.
Hơn 100 cán bộ, giáo viên của các tỉnh có Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên được lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo) hướng dẫn nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề: Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam và các mối đe dọa; mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái rừng; đa dạng sinh học rừng và vai trò của nó đối với đời sống con người; các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ; biến đổi khí hậu và vai trò của rừng; mối quan hệ giữa dân số, rừng và môi trường.
Lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam vốn rất giàu có, đa dạng, phong phú với nhiều loài động, thực vật có giá trị cao. Hiện ở Việt Nam có 30 Vườn Quốc gia, 57 Khu bảo tồn thiên nhiên và 13 Khu bảo tồn loài sinh vật cảnh phân bố ở các tỉnh, thành trong cả nước. Nhưng trong những năm qua, nguồn tài nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là do nhận thức của con người đối với môi trường thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng còn hạn chế. Nhiều người chỉ biết lợi dụng, tàn phá tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của bản thân, không biết việc làm đó sẽ gây ra những thảm họa thiên tai ảnh hưởng đến cuộc sống. Trước thực trạng đó, nâng cao nhận thức thông qua phương pháp giáo dục, đối tượng hướng đến là các em học sinh được xem là chiến lược quan trọng góp phần tích cực bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Hiện cả nước có khoảng 400 trường trung học cơ sở nằm trong vùng đệm của các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên với 144.000 học sinh. Việc trang bị kiến thức và những hiểu biết đúng đắn về môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có tác dụng làm thay đổi nhận thức, thái độ giúp các em trở thành những người sống có trách nhiệm, thông qua những việc làm cụ thể góp phần bảo vệ thiên nhiên và sự sống./.
Hơn 100 cán bộ, giáo viên của các tỉnh có Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên được lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo) hướng dẫn nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề: Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam và các mối đe dọa; mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái rừng; đa dạng sinh học rừng và vai trò của nó đối với đời sống con người; các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ; biến đổi khí hậu và vai trò của rừng; mối quan hệ giữa dân số, rừng và môi trường.
Lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam vốn rất giàu có, đa dạng, phong phú với nhiều loài động, thực vật có giá trị cao. Hiện ở Việt Nam có 30 Vườn Quốc gia, 57 Khu bảo tồn thiên nhiên và 13 Khu bảo tồn loài sinh vật cảnh phân bố ở các tỉnh, thành trong cả nước. Nhưng trong những năm qua, nguồn tài nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là do nhận thức của con người đối với môi trường thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng còn hạn chế. Nhiều người chỉ biết lợi dụng, tàn phá tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của bản thân, không biết việc làm đó sẽ gây ra những thảm họa thiên tai ảnh hưởng đến cuộc sống. Trước thực trạng đó, nâng cao nhận thức thông qua phương pháp giáo dục, đối tượng hướng đến là các em học sinh được xem là chiến lược quan trọng góp phần tích cực bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Hiện cả nước có khoảng 400 trường trung học cơ sở nằm trong vùng đệm của các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên với 144.000 học sinh. Việc trang bị kiến thức và những hiểu biết đúng đắn về môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có tác dụng làm thay đổi nhận thức, thái độ giúp các em trở thành những người sống có trách nhiệm, thông qua những việc làm cụ thể góp phần bảo vệ thiên nhiên và sự sống./.
Theo TTXVN
(cpv.org)
Bình luận (0)