Một lớp học ở Thụy Điển. Ảnh: I.T |
Theo chương trình giáo dục kiểu mẫu của Thụy Điển, học sinh (HS) phải tự thiết kế đồng phục mới cho mình; giáo viên (GV) sẽ là người di chuyển vào cuối các buổi học, còn HS thì ngồi yên tại lớp để tránh tình trạng chen lấn gây hỗn loạn trong những giờ chuyển tiết…
Cải cách giáo dục
Tháng 11 tới đây, cô Courtney Heynes và HS của Trường Hampton ở thành phố Richmond-uon-Themes (Surey, Anh) sẽ tiến hành các chương trình thí điểm đầu tiên được tài trợ bởi Thụy Điển. Wilton sẽ là ngôi trường thứ 2 trong thành phố này trải qua sự cải cách tương tự cùng thời điểm trên. Cả hai trường đều đã qua nhiều đợt sát hạch trong những năm trước trước khi được chọn làm thí điểm, và cho tới bây giờ Trường Hampton cũng không ngừng cải tiến dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng Sue Demont, đồng thời là người chủ trì chương trình mới này.
Khi hỏi bất kỳ người nào từng tham quan Trường Kunskapskolan (một ngôi trường theo mô tuýp Thụy Điển ở Anh) về kế hoạch cải cách, họ đều nói một cách cương quyết đó không phải là sự tiếp quản của Thụy Điển vào hệ thống giáo dục nước Anh. Steve Bolingbroke, người đứng đầu Kunskapsko-lan tại Anh nhấn mạnh: “Phần tất yếu trong quá trình là chú ý lắng nghe ý kiến nhằm tìm ra phương pháp đáp ứng sự mong đợi của mọi người”.
Phe cánh tả của Đảng Bảo thủ cho rằng, những can thiệp của Kunskaskolan vào Richmond như một sự nỗ lực nhằm quay ngược thời gian trở lại với “tư tưởng tự do” đã thống trị nền giáo dục Anh trong những năm 60. Tuy nhiên, chương trình cải cách này lại nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều phía, trong đó có thị trưởng Andrew Adonis, ông chính là người đỡ đầu dự án ngay từ thời “phôi thai”. Đảng Dân chủ Tự do – đảng nắm quyền trong hội đồng Richmond và một số đảng viên Đảng Bảo thủ cũng tán đồng việc mang đến sự “tự do” cho các trường trong nước.
Giáo sư Demont, nguyên Hiệu trưởng Trường Hampton 5 năm về trước tâm sự: “Nhờ áp dụng chương trình cải cách giáo dục mà trường chúng tôi có thể thoát khỏi tình trạng tụt dốc trong thời gian dài. Nếu muốn lấy mẫu về hệ thống giáo dục nước khác, Phần Lan và Thụy Điển là sự lựa chọn của tôi vì đây là những nước đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa hệ thống giáo dục tại châu Âu”.
Mô hình giáo dục Thụy Điển: HS là người chủ động
Kunskapskolan dự định mở 5 trường ở Anh. Ông Bolingbroke chia sẻ: “Chúng tôi không mang hệ thống giáo dục Thụy Điển tới London mà chỉ mang đến cho các bạn một quan niệm về một nền giáo dục mới”. Theo kế hoạch, chương trình giảng dạy ở mỗi môn học sẽ được giới thiệu qua 40 bước, điều này cho phép HS nắm vững quá trình học. Các tiết học sẽ không quá 45 phút, riêng các môn khoa học sẽ kéo dài trong 2 giờ để thầy và trò có nhiều thời gian hơn cho phần thực hành. HS sẽ được học trong môi trường hết sức thoải mái tại thư viện mới xây với lò sưởi ở dưới sàn và được ngồi học trên ghế nệm.
Chương trình học thuật Hampton sẽ là một trong 2 chương trình kiểu mẫu Thụy Điển đầu tiên áp dụng tại nước Anh vào tháng 11 này. Đây là mẫu hình giáo dục mà ông Micheal Gove – Thư ký Liên hiệp Quốc gia vì trẻ em, trường học và gia đình mong muốn ứng dụng vào thực tế càng sớm càng tốt. Ông Gove đang lái con tàu giáo dục Anh theo hướng “tự do” của Thụy Điển, nơi các cá nhân hay tập đoàn có thể gây quỹ cho những ngôi trường mới. Toàn bộ học thuyết của ông dựa trên sự thiết lập “nguồn cung” đa dạng trong khuôn khổ quỹ quốc gia, từ đó tạo ra nhiều sự chọn lựa về loại trường thích hợp cho con em mình của các bậc phụ huynh.
(Theo www.independent.co.uk)
Thiên Kim
Bình luận (0)