Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

TP.HCM cần 21.000 chỗ làm trong tháng 5

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 5 này, TP.HCM dự kiến cần 21.000 chỗ làm, trong đó nhu cầu lao động phổ thông chiếm 28%; sơ cấp nghề – công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm 17%; trung cấp 23%; CĐ – ĐH – trên ĐH 32%.

Sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm tại ngày hội “Sinh viên và doanh nghiệp” do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM vừa tổ chức

Ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM) đã đưa ra những con số này thông qua báo cáo mới đây.

Theo ông Tuấn, nhu cầu tìm việc làm sẽ tăng thêm 10%, chủ yếu là những người có trình độ ĐH-CĐ chưa tìm được công việc phù hợp và số lượng sinh viên mới ra trường có nhu cầu ổn định việc làm. Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành như: Kinh doanh – bán hàng, công nghệ thông tin, cơ khí – tự động hóa, điện – cơ điện tử, kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng, dệt may – giày da, tài chính – tín dụng – ngân hàng, kinh doanh tài sản – bất động sản, quản lý điều hành, du lịch – nhà hàng khách sạn, truyền thông – quảng cáo – thiết kế đồ họa…

Trước đó, tháng 4-2017, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM đã thực hiện khảo sát, tổng hợp, phân tích nhu cầu tuyển dụng tại 3.881 doanh nghiệp với tổng số 40.679 việc làm và khảo sát thông tin 7.757 người có nhu cầu tìm việc. Khảo sát này cho thấy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực tăng gần 2,3 lần trong tháng 4, tập trung ở các nhóm ngành: báo chí – biên tập viên, bưu chính – viễn thông – dịch vụ công nghệ thông tin, công nghệ ô tô – xe máy, công nghệ sinh học, tài chính – tín dụng – ngân hàng, nông – lâm nghiệp – thủy sản, dịch vụ phục vụ, điện tử – cơ điện tử, biên phiên dịch, cơ khí – tự động hóa… Trong đó, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đối với lao động phổ thông chiếm 30% (nhu cầu tuyển lao động nhiều ở các nhóm ngành kinh doanh – bán hàng, dịch vụ phục vụ, dệt may – giày da…). Nhu cầu tuyển trình độ sơ cấp nghề – công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm hơn 17%; trung cấp chiếm 21%; CĐ – ĐH – trên ĐH chiếm 30%. “Đặc biệt, nhu cầu tuyển lao động có trình độ CĐ tăng 1,4 lần; trình độ ĐH tăng gần 2 lần so với nhu cầu tuyển dụng tháng 3 năm nay”, ông Tuấn cho biết.

Để tăng cơ hội việc làm, ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM) nhấn mạnh, ứng viên không chỉ đáp ứng năng lực chuyên môn mà doanh nghiệp còn cần ở họ khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, cũng như vốn trải nghiệm thực tế. Những trải nghiệm đó được tích lũy qua quá trình hoạt động xã hội, môi trường làm thêm… 

Để tăng cơ hội việc làm, ông Tuấn nhấn mạnh, ứng viên không chỉ đáp ứng năng lực chuyên môn mà doanh nghiệp còn cần ở họ khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, cũng như vốn trải nghiệm thực tế. Những trải nghiệm đó được tích lũy qua quá trình hoạt động xã hội, môi trường làm thêm…

Qua khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động không yêu cầu kinh nghiệm chiếm 54%, nhưng chỉ chủ yếu ở các vị trí công việc khá đơn giản như: bán hàng, giữ xe, phục vụ, công nhân đứng máy, nhân viên tư vấn khách hàng, nhân viên nhập liệu dữ liệu, nhân viên giao hàng siêu thị… Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng lao động có kinh nghiệm làm việc chiếm 45%, trong đó các nhóm ngành: nhân viên kinh doanh – bán hàng, nhân viên kế toán bán hàng, công nghệ thông tin, kỹ sư cơ khí – cơ điện… yêu cầu 1 năm kinh nghiệm (chiếm 35% tổng nhu cầu tuyển dụng). Nhu cầu tuyển dụng lao động có 2 đến 5 năm kinh nghiệm chiếm 9% và trên 5 năm kinh nghiệm chiếm 0,85%, tập trung vào bộ phận quản lý, ở một số vị trí như: giám sát công trình, quản lý dự án, giám đốc nghiên cứu và phát triển thị trường, giám đốc điều hành, cơ khí – tự động hóa, điện – điện lạnh – điện tử, kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ thông tin, kinh doanh – bán hàng, kế toán – kiểm toán…

“Sinh viên, ứng viên mới tốt nghiệp ĐH-CĐ hay trung cấp rất khó có đủ kinh nghiệm chuyên môn thực tiễn để ứng tuyển ngay các vị trí quản lý. Tuy nhiên, các em có thể làm giàu vốn sống, trải nghiệm của mình bằng cách “lăn” vào thực tế sớm và quá trình này sẽ đem đến những điểm cộng đáng kể cho các em khi cạnh tranh việc làm với ứng viên khác trước nhà tuyển dụng”, ông Tuấn khuyến khích.

T.Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)