Nhiều thí sinh trong diện liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Y Dược TPHCM và khoa y dược ĐH Đà Nẵng được khuyến khích xin xét tuyển nguyện vọng 3 vào các trường ĐH khác trong lúc chờ hai trường giải quyết bất đồng về điểm chuẩn
Trong hai ngày qua, khi đến làm thủ tục nhập học, nhiều thí sinh đã trúng tuyển hệ chính quy ngành bác sĩ đa khoa và dược sĩ vào Khoa Y dược ĐH Đà Nẵng hết sức ngạc nhiên khi biết mình… không trúng tuyển. Những thí sinh này nằm trong diện liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Y Dược TPHCM và Khoa Y dược ĐH Đà Nẵng.
54 thí sinh phải học ngoài ngân sách?
Một cán bộ phụ trách phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM cho biết những khuất tất này bắt đầu từ việc bất đồng quan điểm trong quy định đưa ra mức điểm chuẩn trúng tuyển mùa tuyển sinh năm nay giữa hai trường. Việc liên kết đào tạo này giữa Trường ĐH Y Dược TPHCM và Khoa Y dược ĐH Đà Nẵng đã được tiến hành cách đây hai năm. Mỗi mùa tuyển sinh, khi định ra điểm tuyển thì hai bên đều đồng thuận.
Năm nay, ĐH Đà Nẵng đưa ra phương án mức điểm chuẩn trúng tuyển ngành bác sĩ đa khoa 23 điểm, dược sĩ 24,5 điểm và có 109 thí sinh trúng tuyển. Nhưng phía Trường ĐH Y Dược TPHCM năm nay vừa có thay đổi hiệu trưởng và hiệu trưởng này không đồng ý với phương án trên.
54 thí sinh phải học ngoài ngân sách?
Một cán bộ phụ trách phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM cho biết những khuất tất này bắt đầu từ việc bất đồng quan điểm trong quy định đưa ra mức điểm chuẩn trúng tuyển mùa tuyển sinh năm nay giữa hai trường. Việc liên kết đào tạo này giữa Trường ĐH Y Dược TPHCM và Khoa Y dược ĐH Đà Nẵng đã được tiến hành cách đây hai năm. Mỗi mùa tuyển sinh, khi định ra điểm tuyển thì hai bên đều đồng thuận.
Năm nay, ĐH Đà Nẵng đưa ra phương án mức điểm chuẩn trúng tuyển ngành bác sĩ đa khoa 23 điểm, dược sĩ 24,5 điểm và có 109 thí sinh trúng tuyển. Nhưng phía Trường ĐH Y Dược TPHCM năm nay vừa có thay đổi hiệu trưởng và hiệu trưởng này không đồng ý với phương án trên.
Ngày 26-8, Trường ĐH Y Dược TPHCM phúc đáp thư xác định điểm chuẩn của ĐH Đà Nẵng gửi với nội dung chính là “Điểm trúng tuyển ĐH chính quy liên kết đào tạo giữa ĐH Y Dược TPHCM và ĐH Đà Nẵng được xác định giống như điểm thí sinh trúng tuyển vào ĐH Y Dược TPHCM”. Nhưng với mức điểm ngành bác sĩ đa khoa 25 và dược sĩ 25,5 thì có 54 thí sinh dưới điểm chuẩn và buộc phải đưa sang diện đào tạo “ngoài ngân sách” để
ĐH Đà Nẵng thu thêm tiền.
Phương án hạ điểm chuẩn
Theo lý giải của ông Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, mức điểm ĐH Đà Nẵng đưa ra không phạm quy chế và không sai nguyên tắc liên kết đào tạo. “Chúng tôi cứ nghĩ theo như năm ngoái mà làm. Ai ngờ hiệu trưởng mới của Trường ĐH Y Dược TPHCM lại không thống nhất điểm chuẩn này.
Ngay cả trong hợp đồng, hai trường chỉ nêu chung chung về liên kết đào tạo chứ có phải dân kinh doanh đâu mà đặt ra cả tình huống này” – ông Việt nói.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là làm sao giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho thí sinh? Ông Nguyễn Hoàng Việt cho biết đã có các phương án đề xuất lên Bộ GD-ĐT và Trường ĐH Y Dược TPHCM để giải quyết. Theo đó, ĐH Đà Nẵng đề nghị Trường ĐH Y Dược TPHCM cho phép được hạ điểm chuẩn.
Trong trường hợp không được hạ điểm chuẩn thì đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép thu học phí 12 triệu đồng/năm/thí sinh để tuyển các thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên. Nếu hai phương án trên không được chấp nhận, ĐH Đà Nẵng sẽ chuyển số sinh viên đã đạt điểm trúng tuyển vào đào tạo tại Trường ĐH Y Dược TPHCM.
Trước chuyện hy hữu nhiều thí sinh từ đậu thành rớt này, ngay cả một cán bộ đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM cũng bức xúc đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có văn bản cho phép việc áp dụng theo điểm chuẩn đề ra của ĐH Đà Nẵng để không phiền hà, đánh mất quyền lợi chính đáng của thí sinh.
Trong lúc chờ ý kiến của trường và Bộ GD-ĐT nhằm bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, ĐH Đà Nẵng cũng đã nhanh chóng thông báo sự việc và khuyến khích các thí sinh dưới điểm chuẩn trúng tuyển do Trường ĐH Y Dược TPHCM đưa ra, gửi đơn xin xét tuyển nguyện vọng 3 vào các trường ĐH khác.
ĐH Đà Nẵng thu thêm tiền.
Phương án hạ điểm chuẩn
Theo lý giải của ông Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, mức điểm ĐH Đà Nẵng đưa ra không phạm quy chế và không sai nguyên tắc liên kết đào tạo. “Chúng tôi cứ nghĩ theo như năm ngoái mà làm. Ai ngờ hiệu trưởng mới của Trường ĐH Y Dược TPHCM lại không thống nhất điểm chuẩn này.
Ngay cả trong hợp đồng, hai trường chỉ nêu chung chung về liên kết đào tạo chứ có phải dân kinh doanh đâu mà đặt ra cả tình huống này” – ông Việt nói.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là làm sao giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho thí sinh? Ông Nguyễn Hoàng Việt cho biết đã có các phương án đề xuất lên Bộ GD-ĐT và Trường ĐH Y Dược TPHCM để giải quyết. Theo đó, ĐH Đà Nẵng đề nghị Trường ĐH Y Dược TPHCM cho phép được hạ điểm chuẩn.
Trong trường hợp không được hạ điểm chuẩn thì đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép thu học phí 12 triệu đồng/năm/thí sinh để tuyển các thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên. Nếu hai phương án trên không được chấp nhận, ĐH Đà Nẵng sẽ chuyển số sinh viên đã đạt điểm trúng tuyển vào đào tạo tại Trường ĐH Y Dược TPHCM.
Trước chuyện hy hữu nhiều thí sinh từ đậu thành rớt này, ngay cả một cán bộ đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM cũng bức xúc đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có văn bản cho phép việc áp dụng theo điểm chuẩn đề ra của ĐH Đà Nẵng để không phiền hà, đánh mất quyền lợi chính đáng của thí sinh.
Trong lúc chờ ý kiến của trường và Bộ GD-ĐT nhằm bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, ĐH Đà Nẵng cũng đã nhanh chóng thông báo sự việc và khuyến khích các thí sinh dưới điểm chuẩn trúng tuyển do Trường ĐH Y Dược TPHCM đưa ra, gửi đơn xin xét tuyển nguyện vọng 3 vào các trường ĐH khác.
Xuân Hương (NLĐ)
Bình luận (0)