“ Từ câu chuyện về một cá nhân, người viết đã khôn khéo nêu lên thành một bài học cho mọi người”. Hội đồng Giám khảo cuộc thi viết thư UPU đã nhận xét về bức thư đoạt giải Nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 38 Việt Nam và giải Nhì quốc tế của em Nguyễn Đắc Xuân Thảo, học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Huệ (Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng).
Bố của Xuân Thảo là anh Nguyễn Đắc Sinh, trước là giáo viên một trường miền núi thuộc huyện Tiên Phước (Quảng Nam), vì hoàn cảnh gia đình phải chuyển về Đà Nẵng làm thợ xây. Mẹ bán hàng ở căng-tin trường Tiểu học Phan Thanh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Còn anh trai Thảo hiện đang học lớp 11 Trường THPT Trần Phú.
Bố của Xuân Thảo là anh Nguyễn Đắc Sinh, trước là giáo viên một trường miền núi thuộc huyện Tiên Phước (Quảng Nam), vì hoàn cảnh gia đình phải chuyển về Đà Nẵng làm thợ xây. Mẹ bán hàng ở căng-tin trường Tiểu học Phan Thanh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Còn anh trai Thảo hiện đang học lớp 11 Trường THPT Trần Phú.
Nguyễn Đắc Xuân Thảo cùng các thầy cô tại lễ trao giải.
Dựa vào cuộc sống thực tế, em hóa thân vào một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương. Ba bị tai nạn lao động, mọi sinh hoạt của cha phải gắn liền trên chiếc xe lăn, cuộc sống gia đình bị xáo trộn. Kinh tế khó khăn dồn lên đôi vai gầy của người mẹ…
Trong buổi phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 39 (diễn ra tối 9/10), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhận xét: "tuổi nhỏ nhưng Thảo đã có những suy nghĩ vượt lên tuổi của mình. Điều đó rất đáng để cho người lớn chúng ta suy nghĩ, trân trọng”.
Chúng tôi xin giới thiệu bức thư này.
Đề tài: “Hãy viết thư cho một người nào đó để nói vì sao điều kiện lao động thuận lợi có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Họ tên: Nguyễn Đắc Xuân Thảo
Lớp: 7/10, Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam.
Đà Nẵng ngày 20 tháng 12 năm 2008
Bác Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kính mến!
Hẳn giờ này bác rất bận rộn trong văn phòng làm việc, với hàng tá giấy tờ quan trọng đang chờ bác xem xét, thông qua, phê chuẩn? Có lẽ bác sẽ ngạc nhiên khi thấy bên cạnh đống giấy tờ ấy là một bức thư nhỏ – bức thư của một cô bé chưa từng được gặp bác ngoài đời. Dẫu ngạc nhiên nhưng xin bác hãy bỏ một ít thời gian để đọc nó. Còn vì sao mà cháu lại viết thư cho bác ư? Chắc hẳn bác còn nhớ cách đây hai tuần, nhân chuyến thăm một nhà máy ở tỉnh X, bác đã ân cần dặn dò các vị lãnh đạo ở nhà máy phải chú ý đảm bảo an toàn lao động và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Khi xem Đài truyền hình Việt Nam phát hình trực tiếp buổi nói chuyện ấy, cháu quyết định viết thư cho bác để kể về chuyện của gia đình cháu và những thắc mắc, băn khoăn của một cô bé “ăn chưa no, lo chưa tới” như cháu về những vấn đề mà bác từng đề cập.
Khi xem Đài truyền hình Việt Nam phát hình trực tiếp buổi nói chuyện ấy, cháu quyết định viết thư cho bác để kể về chuyện của gia đình cháu và những thắc mắc, băn khoăn của một cô bé “ăn chưa no, lo chưa tới” như cháu về những vấn đề mà bác từng đề cập.
Bác Nguyễn Minh Triết kính mến!
Cách đây chưa đầy nửa năm, gia đình cháu có một cuộc sống bình thường như bao gia đình khác. Bố cháu là một công nhân của một cơ sở sản xuất các sản phẩm từ tôn. Mẹ cháu là chủ tiệm làm đầu nho nhỏ tại nhà. “Nhìn lên thì không bằng ai, nhưng nhìn xuống thì thấy mình còn sung sướng, hạnh phúc hơn rất nhiều người” – bố cháu vẫn thường dạy thế để chúng cháu bằng lòng với cuộc sống thanh bạch, không đua đòi, vòi vĩnh… Dù nhà không khá giả nhưng hai anh em cháu vẫn được tạo điều kiện tốt nhất để học tập.
“Phải học để có cái vốn cho tương lai” – cháu nhớ mãi những lời nói mộc mạc và giản dị như thế của bố cháu. Có lẽ cuộc sống của gia đình cháu cứ thế yên ả trôi đi nếu như không có một ngày kia bất ngờ mẹ cháu nhận được điện thoại từ xưởng của bố cháu thông báo bố bị tai nạn lao động. Từ bữa đó trở đi, sinh hoạt của gia đình cháu bị xáo trộn. Cửa hiệu của mẹ cháu phải tạm đóng cửa và hai anh em cháu phải tự lo cho nhau để mẹ có thời gian ra vào viện chăm sóc bố.
Những lần vào thăm bố, nhìn đôi chân bó bột của bố, cháu cứ nghĩ rồi nó sẽ lại lành lặn và bố cháu lại có thể bước những bước nhanh nhẹn, vững chãi… Thật đau xót làm sao, bởi lẽ vết nứt gãy ở chân thì đã liền nhưng chính sự tổn thương cột sống đã làm bố cháu không thể đi lại được nữa. Phần đời còn lại của bố cháu sẽ mãi mãi gắn với chiếc xe lăn. Điều này làm cháu thật bất ngờ. Lúc vào viện thăm bố, chúng cháu cũng đều được bố trấn an là “bố không sao đâu”. Và khi vào hỏi mẹ về bệnh tình của bố thì chúng cháu chỉ nhận được những câu trả lời qua loa, ậm ừ cho xong chuyện. Chúng cháu cứ ngỡ là do mẹ mệt mỏi hóa ra la mẹ đã giấu anh em chúng cháu và vì chính bản thân mẹ cũng không muốn chấp nhận sự thực này.
“Phải học để có cái vốn cho tương lai” – cháu nhớ mãi những lời nói mộc mạc và giản dị như thế của bố cháu. Có lẽ cuộc sống của gia đình cháu cứ thế yên ả trôi đi nếu như không có một ngày kia bất ngờ mẹ cháu nhận được điện thoại từ xưởng của bố cháu thông báo bố bị tai nạn lao động. Từ bữa đó trở đi, sinh hoạt của gia đình cháu bị xáo trộn. Cửa hiệu của mẹ cháu phải tạm đóng cửa và hai anh em cháu phải tự lo cho nhau để mẹ có thời gian ra vào viện chăm sóc bố.
Những lần vào thăm bố, nhìn đôi chân bó bột của bố, cháu cứ nghĩ rồi nó sẽ lại lành lặn và bố cháu lại có thể bước những bước nhanh nhẹn, vững chãi… Thật đau xót làm sao, bởi lẽ vết nứt gãy ở chân thì đã liền nhưng chính sự tổn thương cột sống đã làm bố cháu không thể đi lại được nữa. Phần đời còn lại của bố cháu sẽ mãi mãi gắn với chiếc xe lăn. Điều này làm cháu thật bất ngờ. Lúc vào viện thăm bố, chúng cháu cũng đều được bố trấn an là “bố không sao đâu”. Và khi vào hỏi mẹ về bệnh tình của bố thì chúng cháu chỉ nhận được những câu trả lời qua loa, ậm ừ cho xong chuyện. Chúng cháu cứ ngỡ là do mẹ mệt mỏi hóa ra la mẹ đã giấu anh em chúng cháu và vì chính bản thân mẹ cũng không muốn chấp nhận sự thực này.
Bác biết không, gánh nặng gia đình lúc này đè nặng lên đôi vai gầy của mẹ cháu. Cháu thương bố và thương mẹ quá nên cứ thầm trách ông trời sao lại để tai nạn xảy ra với bố cháu như thế! Trong trí óc non nớt của cháu, nguyên nhân dẫn đến những tai nạn đáng tiếc cho bố cháu chính là sự đưa đẩy của số phận. Chẳng đổ lỗi cho điều kiện lao động không an toàn ở xưởng sản xuất vì cháu tin rằng ở đấy cũng như bất kì nơi đâu thì an toàn lao động cũng là trên hết. Cháu đã nghĩ một cách ngây thơ rằng nếu không đảm bảo được những yêu cầu tối thiểu của an toàn lao động thì xưởng đã chẳng được cấp thẩm quyền cấp phép hoạt động. Chắc hẳn cháu sẽ mãi suy nghĩ như thế bác ạ, nếu như không có cái lần ấy…
Hôm ấy, do buồn nhớ công việc và đồng nghiệp, do bứt rứt vì phải ngồi mãi một chỗ nên bố đã bảo cháu đẩy xe đưa bố đến thăm xưởng. Vì chưa một lần đến nơi bố đã từng làm việc nên nghĩ đến việc được nhìn thấy nó, nghĩ đến niềm vui của bố khi được gặp lại bạn bè mà cháu cứ háo hức quên bẵng cả mêt nhọc. Thế mà bác có biết không, khi đặt chân vào bên trong xưởng làm việc của bố ngày trước, cháu đã choáng váng như không tin vào mắt mình nữa. Cái quang cảnh xưởng làm cháu bất ngờ, hụt hẫng.
Một cơ sở sản xuất với nhà xưởng được xây dựng khá tạm bợ, sức khỏe và tính mạng công nhân có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Những chiếc giá để thành phẩm được gá trên bức tường không hề chắc chắn chút nào. Điều kiện ánh sáng không đầy đủ, vệ sinh không thực sự đạt yêu cầu. Nhiều công nhân không được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động. Khói, bụi, tiếng ồn ào và còn bao nhiêu thứ khác nữa. Thế mà mọi người vẫn phải làm việc. Vì được trả công cao? Vì miếng cơm manh áo?
Và, cháu tự hỏi tại sao bố cháu lại từng làm việc trong môi trường như vậy và một xưởng sản xuất như thế này sao lại được cấp phép hoạt động trong khi điều kiện lao động vô cùng bất lợi cho người lao động? Và, cháu cũng tự hỏi rằng với điều kiện lao động như thế, nếu bố cháu và những người đồng nghiệp của bố cháu cứ tiếp tục làm việc ở đây thì họ có thể có được cuộc sống tốt đẹp hơn không?
Cháu còn băn khoăn với câu hỏi liệu những tai nạn đã từng xảy ra với bố cháu và một số chú bác khác (mà cháu vô tình được biết thêm qua câu chuyện giữa bố cháu và bạn bè làm trong xưởng ) đã có thể dừng lại chưa? Còn tai nạn nào sẽ xảy ra nữa? Còn gia đình nào sẽ mất đi chỗ dựa? Còn có những đứa bé biết yêu thương bố mẹ vất vả cực nhọc, đánh đổi nhiều thứ cho cuộc mưu sinh nhưng chẳng thể làm được gì như anh em cháu nữa hay không?…
Một cơ sở sản xuất với nhà xưởng được xây dựng khá tạm bợ, sức khỏe và tính mạng công nhân có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Những chiếc giá để thành phẩm được gá trên bức tường không hề chắc chắn chút nào. Điều kiện ánh sáng không đầy đủ, vệ sinh không thực sự đạt yêu cầu. Nhiều công nhân không được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động. Khói, bụi, tiếng ồn ào và còn bao nhiêu thứ khác nữa. Thế mà mọi người vẫn phải làm việc. Vì được trả công cao? Vì miếng cơm manh áo?
Và, cháu tự hỏi tại sao bố cháu lại từng làm việc trong môi trường như vậy và một xưởng sản xuất như thế này sao lại được cấp phép hoạt động trong khi điều kiện lao động vô cùng bất lợi cho người lao động? Và, cháu cũng tự hỏi rằng với điều kiện lao động như thế, nếu bố cháu và những người đồng nghiệp của bố cháu cứ tiếp tục làm việc ở đây thì họ có thể có được cuộc sống tốt đẹp hơn không?
Cháu còn băn khoăn với câu hỏi liệu những tai nạn đã từng xảy ra với bố cháu và một số chú bác khác (mà cháu vô tình được biết thêm qua câu chuyện giữa bố cháu và bạn bè làm trong xưởng ) đã có thể dừng lại chưa? Còn tai nạn nào sẽ xảy ra nữa? Còn gia đình nào sẽ mất đi chỗ dựa? Còn có những đứa bé biết yêu thương bố mẹ vất vả cực nhọc, đánh đổi nhiều thứ cho cuộc mưu sinh nhưng chẳng thể làm được gì như anh em cháu nữa hay không?…
Bác Nguyễn Minh Triết kính mến!
Cháu nghĩ rằng, đọc đến đây hẳn bác đã đoán ra được điều cháu muốn chia sẻ với bác qua bức thư này? Cháu còn quá nhỏ để có thể hiểu hết được mọi thứ, nhưng cháu đã không còn quá ngây thơ khi nhìn nhận một số điều đang diễn ra xung quanh cháu.
Cháu vẫn nhớ mãi vẻ mặt đầy sự quan tâm, lo lắng khi bác đi xem công nhân của một nhà máy ở tỉnh X làm việc. Cháu vẫn nhớ sự ân cần trong lời căn dặn các vị lãnh đạo của nhà máy hãy chăm lo cho người lao động. Cháu biết bác hiểu rất rõ mối quan hệ giữa cuộc sống tốt đẹp của người lao động và điều kiện lao động.
Cháu rất mong muốn và tin rằng bác cùng các bác lãnh đạo khác sẽ có những chủ trương, những hướng giải quyết thích hợp để giảm thiểu đến mức thấp nhất tai nạn lao động và giúp biến ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp của người lao động thành hiện thực. Cháu rất muốn một lần nào đó bác đến thăm khu công nghiệp nơi có phân xưởng sản xuất – nơi bố cháu đã để lại một phần của cuộc đời trẻ khỏe trước khi gắn liền với chiếc xe lăn… để có thể tận mắt nhìn thấy những người lao động nghèo của quê cháu đã sống như thế nào…
Cháu vẫn nhớ mãi vẻ mặt đầy sự quan tâm, lo lắng khi bác đi xem công nhân của một nhà máy ở tỉnh X làm việc. Cháu vẫn nhớ sự ân cần trong lời căn dặn các vị lãnh đạo của nhà máy hãy chăm lo cho người lao động. Cháu biết bác hiểu rất rõ mối quan hệ giữa cuộc sống tốt đẹp của người lao động và điều kiện lao động.
Cháu rất mong muốn và tin rằng bác cùng các bác lãnh đạo khác sẽ có những chủ trương, những hướng giải quyết thích hợp để giảm thiểu đến mức thấp nhất tai nạn lao động và giúp biến ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp của người lao động thành hiện thực. Cháu rất muốn một lần nào đó bác đến thăm khu công nghiệp nơi có phân xưởng sản xuất – nơi bố cháu đã để lại một phần của cuộc đời trẻ khỏe trước khi gắn liền với chiếc xe lăn… để có thể tận mắt nhìn thấy những người lao động nghèo của quê cháu đã sống như thế nào…
Bác hãy đến khi có dịp bác nhé. Cháu rất mong điều ấy!
Cháu xin dừng thư ở đây!
Cháu kính chúc bác sức khỏe!
Cháu Nguyễn Đắc Xuân Thảo
Ban tổ chức đã phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 39 với chủ đề “Hãy viết thư cho một người nào đó để nói vì sao việc hiểu biết về AIDS và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng”. Năm nay, ngoài 39 giải thưởng chính, cuộc thi còn có các giải phụ (mỗi giải trị giá 1 triệu đồng) dành cho các thí sinh lọt vào vòng chung kết: giải dành cho thí sinh nhỏ tuổi nhất, giải dành cho thí sinh là người dân tộc, giải dành cho thí sinh là người khuyết tật. Tất cả thiếu nhi, học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống gửi bài dự thi đến tòa soạn báo Thiếu niên Tiền phong (số 5 Hòa Mã, HN) trước ngày 15/2/2010 (theo dấu bưu điện).
|
Bình luận (0)