Nhiều địa phương cho hay, không thể tổ chức “diễn tập” thi thử tốt nghiệp THPT theo cụm như gợi ý của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT do không có kinh phí.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp năm 2008. Ảnh: Phạm Hải
|
Gom bài thi bằng taxi
Với kinh nghiệm “quy tụ” hàng vạn thí sinh về TP Huế dự kỳ thi tốt nghiệp THPT từ hàng chục năm nay, Thừa Thiên-Huế khá nhuần nhuyễn trong khâu tổ chức.
Đến ngày thi tốt nghiệp, gần 16.000 học sinh các huyện, trong đó có gần 1.000 HS miền núi sẽ tập trung về TP Huế.
"Cũng như các năm trước, 35 hội đồng thi năm nay sẽ được bố trí ở các trường ĐH, CĐ, Trung học chuyên nghiệp, THPT và THCS có điều kiện cơ sở vật chất tốt." – Phó GĐ Sở GD-ĐT Nguyễn Thanh Hùng cho biết.
Đề thi mỗi môn sẽ được chuyển vào đầu giờ mỗi buổi thi bằng taxi, có sự giám sát của cán bộ an ninh để tránh rò rỉ. Cuối mỗi ngày, Sở cũng gom bài thi bằng “hệ thống” xe taxi. Sau kỳ thi, bài thi của thí sinh được tập kết về một điểm có phối hợp với công an bảo vệ.
Ông Hùng cũng cho rằng, nếu các hội đồng thi tổ chức rời rạc ở các huyện miền núi thì thanh tra ủy quyền (của Bộ GD – ĐT) chỉ “cắm chốt” tại một điểm. Trong khi đó, tổ chức thi tập trung thì thanh tra ủy quyền có điều kiện “tác nghiệp” ở tất cả các hội đồng
Về chỗ ở, năm nào Sở GD – ĐT Thừa Thiên – Huế cũng chuẩn bị rất nhiều chỗ trọ miễn phí, có đầy đủ điện nước cho học sinh ở xa (tiền ăn học sinh tự lo). Tuy nhiên, nhiều thí sinh thường ở lại nhà người thân, nên số học sinh đăng ký ở trọ các năm trước chỉ dừng ở con số vài trăm.
“Việc tổ chức thi tập trung đã được Thừa Thiên-Huế thực hiện chục năm nay nhưng chưa nhận được phản ảnh hoặc thắc mắc việc đi lại vất vả cũng như tốn kém.” – ông Hùng chia sẻ.
"Cũng như các năm trước, 35 hội đồng thi năm nay sẽ được bố trí ở các trường ĐH, CĐ, Trung học chuyên nghiệp, THPT và THCS có điều kiện cơ sở vật chất tốt." – Phó GĐ Sở GD-ĐT Nguyễn Thanh Hùng cho biết.
Đề thi mỗi môn sẽ được chuyển vào đầu giờ mỗi buổi thi bằng taxi, có sự giám sát của cán bộ an ninh để tránh rò rỉ. Cuối mỗi ngày, Sở cũng gom bài thi bằng “hệ thống” xe taxi. Sau kỳ thi, bài thi của thí sinh được tập kết về một điểm có phối hợp với công an bảo vệ.
Ông Hùng cũng cho rằng, nếu các hội đồng thi tổ chức rời rạc ở các huyện miền núi thì thanh tra ủy quyền (của Bộ GD – ĐT) chỉ “cắm chốt” tại một điểm. Trong khi đó, tổ chức thi tập trung thì thanh tra ủy quyền có điều kiện “tác nghiệp” ở tất cả các hội đồng
Về chỗ ở, năm nào Sở GD – ĐT Thừa Thiên – Huế cũng chuẩn bị rất nhiều chỗ trọ miễn phí, có đầy đủ điện nước cho học sinh ở xa (tiền ăn học sinh tự lo). Tuy nhiên, nhiều thí sinh thường ở lại nhà người thân, nên số học sinh đăng ký ở trọ các năm trước chỉ dừng ở con số vài trăm.
“Việc tổ chức thi tập trung đã được Thừa Thiên-Huế thực hiện chục năm nay nhưng chưa nhận được phản ảnh hoặc thắc mắc việc đi lại vất vả cũng như tốn kém.” – ông Hùng chia sẻ.
Không "diễn tập" mà "vận động"
Tuy nhiên, không phải tỉnh nào cũng có thể hỗ trợ chỗ trọ miễn phí như vậy trong vài ngày “bùng nổ”, khi hàng nghìn thí sinh và người nhà đổ dồn về một điểm, đặc biệt là ở những thị trấn, thị xã nhỏ vùng xa.
Để “gỡ khó” cho thí sinh, ông Trương Kim Minh, GĐSở GD-ĐT Lào Cai cho biết: tỉnh đã có một cuộc vận động lớn trong toàn dân để người dân địa phương hỗ trợ các thí sinh và người nhà tới dự thi.
Các trường phải đăng ký số lượng thí sinh để chính quyền họp dân địa phương và phổ biến tình hình, lên kế hoạch chuẩn bị. Từ 1/4, Ban Công tác Cụm trường sẽ về các cụm khảo sát thực tế để phối hợp với trường và địa phương.
Mặt khác, với những xã đặc biệt khó khăn, người đứng đầu chính quyền xã phải tìm cách thu xếp.
Nhưng GĐ Sở GD-ĐT Cà Mau Thái Văn Long lại cho rằng không nên quá lo lắng về chỗ ăn, ở cho thí sinh vì: “kinh nghiệm cho thấy là có “cầu” ắt sẽ có “cung” nên dịch vụ trọ và quán ăn sẽ xuất hiện ngay.
Tuy nhiên, không phải tỉnh nào cũng có thể hỗ trợ chỗ trọ miễn phí như vậy trong vài ngày “bùng nổ”, khi hàng nghìn thí sinh và người nhà đổ dồn về một điểm, đặc biệt là ở những thị trấn, thị xã nhỏ vùng xa.
Để “gỡ khó” cho thí sinh, ông Trương Kim Minh, GĐSở GD-ĐT Lào Cai cho biết: tỉnh đã có một cuộc vận động lớn trong toàn dân để người dân địa phương hỗ trợ các thí sinh và người nhà tới dự thi.
Các trường phải đăng ký số lượng thí sinh để chính quyền họp dân địa phương và phổ biến tình hình, lên kế hoạch chuẩn bị. Từ 1/4, Ban Công tác Cụm trường sẽ về các cụm khảo sát thực tế để phối hợp với trường và địa phương.
Mặt khác, với những xã đặc biệt khó khăn, người đứng đầu chính quyền xã phải tìm cách thu xếp.
Nhưng GĐ Sở GD-ĐT Cà Mau Thái Văn Long lại cho rằng không nên quá lo lắng về chỗ ăn, ở cho thí sinh vì: “kinh nghiệm cho thấy là có “cầu” ắt sẽ có “cung” nên dịch vụ trọ và quán ăn sẽ xuất hiện ngay.
Tuy nhiên, thí sinh sẽ phải chịu tốn kém hơn trước. Ngược lại, ngành giáo dục sẽ phải “giảm tải” phần nào chi phí tổ chức thi.”
Còn Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã làm việc với Sở Giao thông vận tải và Sở Công an để tạo điều kiện cho thí sinh đi lại thông suốt tại các bến phà, bến đò.
Còn Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã làm việc với Sở Giao thông vận tải và Sở Công an để tạo điều kiện cho thí sinh đi lại thông suốt tại các bến phà, bến đò.
Học sinh cai nghiện cũng bố trí thi riêng
Nhiều tỉnh cho biết, không thể tổ chức “diễn tập” thi thử theo cụm như “gợi ý” của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT do không có kinh phí.
Theo Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Ngai, sau học kỳ 2 năm học 2008-2009, giáo viên sẽ tổ chức đánh giá xem kiến thức của HS cần bổ sung những gì rồi mới tổ chức ôn tập. Sở sẽ không tổ chức “diễn tập” thi thử theo cụm nhưng sẽ tổ chức thi thử ở quy mô trường.
Còn GĐ Sở GD-ĐT Sơn La Cầm Thị Kiểu thì khẳng định: “thời điểm này còn quá sớm nên chưa có kế hoạch thi thử tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT.”
Theo Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Ngai, sau học kỳ 2 năm học 2008-2009, giáo viên sẽ tổ chức đánh giá xem kiến thức của HS cần bổ sung những gì rồi mới tổ chức ôn tập. Sở sẽ không tổ chức “diễn tập” thi thử theo cụm nhưng sẽ tổ chức thi thử ở quy mô trường.
Còn GĐ Sở GD-ĐT Sơn La Cầm Thị Kiểu thì khẳng định: “thời điểm này còn quá sớm nên chưa có kế hoạch thi thử tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT.”
Quy chế thi tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT không bắt buộc tất cả các địa phương phải tổ chức thi theo cụm. Do đó, có khả năng nhiều trường vùng sâu, vùng xa ở Sơn La sẽ tổ chức thi độc lập.
Tương tự, một số địa phương ở khu vực phía Nam cũng dự kiến tổ chức một số hội đồng thi độc lập ở những vùng đi lại khó khăn, cách biệt.
Ông Thái Văn Long, GĐ Sở GD-ĐT Cà Mau, cho biết: các xã thuộc diện 135 sẽ không thi theo cụm. Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường đội ngũ giám sát.
Tương tự, một số địa phương ở khu vực phía Nam cũng dự kiến tổ chức một số hội đồng thi độc lập ở những vùng đi lại khó khăn, cách biệt.
Ông Thái Văn Long, GĐ Sở GD-ĐT Cà Mau, cho biết: các xã thuộc diện 135 sẽ không thi theo cụm. Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường đội ngũ giám sát.
Còn tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức 1 hội đồng thi chỉ gồm 2 trường thuộc huyện Tam Nông và thị xã Sa Đéc. Theo GĐ Sở GD-ĐT Đồng Tháp Nguyễn Hoàng Nhi thì: sẽ “tăng cường thanh tra, 5 phòng sẽ có 1 thanh tra thay vì 7 phòng như quy định.”
Ngay cả TP.HCM là địa phương có điều kiện thuận lợi, lại đã có kinh nghiệm thi theo cụm vài năm nay cũng tổ chức 1 cụm thi thuộc huyện Cần Giờ chỉ có 2 trường. Nguyên nhân là do đường đi qua kênh, rạch rất khó khăn cho HS nếu nhập vào cụm khác. Ngoài ra, một số học sinh cai nghiện ma túy cũng được bố trí thi riêng
Ngay cả TP.HCM là địa phương có điều kiện thuận lợi, lại đã có kinh nghiệm thi theo cụm vài năm nay cũng tổ chức 1 cụm thi thuộc huyện Cần Giờ chỉ có 2 trường. Nguyên nhân là do đường đi qua kênh, rạch rất khó khăn cho HS nếu nhập vào cụm khác. Ngoài ra, một số học sinh cai nghiện ma túy cũng được bố trí thi riêng
Kiều Oanh – Lan Hương (Vietnamnet)
Bình luận (0)