Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Băn khoăn về đánh giá xếp loại GV theo chuẩn mới

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, năm hc 2018-2019 đã vào giai đon cui. Các cơ s giáo dc và đi ngũ nhà giáo sp bưc vào đt đánh giá xếp loi cui năm hc. Năm nay là năm đu tiên các nhà trưng s trin khai đánh giá phm cht, năng lc chuyên môn, nghip v ca giáo viên (GV) theo chun ngh nghip GV ph thông theo Thông tư s 20/2018/TT-BGDĐT.

Gi hc ti mt trưng THCS  TP.HCM. Ảnh: D.B

Là GV trực tiếp đứng lớp, xin chỉ mạn bàn về chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông. Nhìn chung việc ban hành bộ chuẩn cho GV cũng là điều cần thiết để đánh giá, xếp loại GV hàng năm. Qua đó giúp GV nâng cao năng lực, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao khả năng tự học, để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của đổi mới giáo dục, đặc biệt là  đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trong tương lai.

Theo Quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông (gọi tắt là chuẩn nghề nghiệp) với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí (từ Điều 4 đến Điều 8) trong quy định lần này có tinh giản hơn so với Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV trung học phổ thông với 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí.

Nhận thấy các tiêu chuẩn và tiêu chí mới tuy có tinh giản hơn nhưng vẫn còn nhiều khái niệm, nhiều cụm từ không được định nghĩa, làm rõ, hiểu thống nhất về nội hàm do vậy mặc dù văn bản đã ban hành nhưng vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, áp dụng không thống nhất. Ví dụ như:

– Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo và  Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo có phần trùng lắp. Theo Quyết định số: 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo thì trong đạo đức nhà giáo có quy định Điều 5. Lối sống, tác phong gồm có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó…, Có lối sống hòa nhập với cộng đồng…, Tác phong làm việc…, Trang phục…, Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp…, Xây dựng gia đình văn hóa… Vậy theo quy định này lối sống, tác phong là một mặt của đạo đức nhà giáo. Nay ở chuẩn nghề nghiệp lại tách riêng đạo đức và phong cách thành 2 tiêu chí riêng và có yêu cầu đánh giá mức tốt đối với Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo là: “Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo” và mức tốt đối với Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo là: “Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo”. Rất chung chung và khó cho cả GV tự đánh giá và cơ sở GD đánh giá GV.

– Tiêu chí 14.  Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc. Để tiêu chí này “Đạt” (mức thấp nhất) phải là “Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với GV dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc” mà theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24-1-2014 của Bộ GD-ĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thì GV phải có trình độ ngoại ngữ đạt bậc 2.

Đây là tiêu chuẩn khó cho GV (nhất là những GV lâu năm, trước đây khi đào tạo sư phạm không yêu cầu ngoại ngữ, nay phải đi học ngoại ngữ là bất khả thi) và thật sự chưa thật cần thiết (nhất là đối với GV các bộ môn khoa học xã hội như văn, sử, địa. GV có thể đọc sách Lịch sử Việt Nam bằng tiếng nước ngoài để đưa vào bài dạy không?). Ngoài ra, tuy GV có thể không thông thạo ngoại ngữ nhưng với internet thì việc dịch một đoạn ngoại ngữ để hiểu không phải là vấn đề quá phức tạp hiện nay.

Như vậy khi chấm tiêu chí này thì chắc là GV sẽ tự đánh giá (cũng như nhà trường đánh giá) mức “Chưa đạt”, mà có mức “Chưa đạt” giáo viên sẽ được xếp loại đánh giá mức độ chung là “Chưa đạt”, do đánh giá chung quy định: Mức chưa đạt chuẩn nghề nghiệp GV: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt. Vậy nếu GV “Chưa đạt” (do thiếu tiêu chí ngoại ngữ) thì sẽ xử lý ra sao?

– Về hướng dẫn đánh giá: Trước đây theo Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 9-2-2010 hướng dẫn đánh giá, xếp loại GV trung học gồm 3 bước đánh giá, xếp loại: Bước 1. GV tự đánh giá, xếp loại, Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại, Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại. Nay theo dự thảo quy định về chuẩn GV phổ thông Điều 12. Chu kỳ đánh giá: 1. GV tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học. 2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá GV theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Như vậy có GV nào tự xếp mình “chưa đạt” không? và nếu tự GV xếp “chưa đạt” thì mãi đến 2 năm học nhà trường tổ chức đánh giá GV vẫn “chưa đạt” thì hướng xử lý như thế nào? và có muộn lắm không? vì GV đã “chưa đạt” 2 năm liền vẫn “bình thường” đứng lớp?

– Về các mức độ đạt được của từng tiêu chí cách diễn đạt chung chung, không rõ ràng, không có những chuẩn cụ thể về định lượng, như:

Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo. c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo.

Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo. c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo.

Theo cách diễn đạt trên, người đánh giá phải hiểu “đạo đức nhà giáo”, “Phong cách nhà giáo” là phải gồm những phẩm chất nào để có thể so sánh giữa các GV(?)

“Chuẩn” là thước đo quan trọng đối với GV trong việc tự hoàn thiện mình mà còn là động lực giúp tự đánh giá, lên kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế về giáo dục. Một tập thể tốt là tập thể có những cá nhân tốt, từ đó cho thấy vai trò của mỗi cá nhân đối với đội ngũ. Do vậy xem xét đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trước hết cần dựa trên chất lượng của mỗi cá nhân theo các tiêu chí, dấu hiệu, các biểu hiện cụ thể.

Trn Đăng Huy (Cn Thơ)

 

Bình luận (0)